MEXICO: Đối thủ mới của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ !
Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ thêm khó khăn khi Mexico và Brazil, với lợi thế về địa lý, đang tận dụng tương đối tốt cơ hội từ khủng hoảng giá cước tàu biển và thiếu container lan rộng trên toàn cầu.
Mexico cùng với Brazil sẽ là những đối thủ của Việt Nam cạnh tranh tại thị trường đồ gỗ nước Mỹ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cảnh báo tại cuộc họp vào tháng trước. Hai nước láng giềng với Mỹ, với lợi thế về thời gian giao hàng ngắn, đang thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ.
Trước đây, theo ông Khanh, hai thị trường này không phải là đối thủ của ngành gỗ Việt Nam do giá thành sản phẩm gỗ sản xuất tại hai nước ngày quá cao. Nhưng bây giờ, những lợi thế tĩnh của hai quốc gia này đang thu hút sự quan tâm của các nhà nhập khẩu Mỹ, khi họ tính đến khả năng đa dạng nguồn cung trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam, một nguồn cung truyền thống bị đứt gãy.
Bước tiến vượt bậc của Mexico
Sản xuất đồ nội thất đã trở thành một ngành công nghiệp chính ở Mexico và tiếp tục tăng cường khi nhu cầu về đồ nội thất gia dụng và văn phòng đăng tăng lên trong nhiều năm. Dấu mốc đánh dấu sự tăng tốc mạnh mẽ của ngành nội thất Mexico bắt đầu từ năm 2014 khi tiền lương ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu cao hơn mức lương tại Mexico.
Theo một nghiên cứu của KPMG, mức lương ở Mexico thấp hơn đáng kể so với Hoa Kỳ và 14,6% so với Trung Quốc, trong khi người lao động tại Mỹ có 40 giờ làm việc trong tuần thì Mexico là 48 giờ, điều này làm tăng sản lượng sản xuất của các nhà máy lên 16% và tại đây mức chi trả theo giờ làm chỉ từ 1,85 đến 2,25 USD mỗi giờ.
Thống kê từ ITC cũng minh chứng sự chuyển mình của ngành nội thất Mexico khi giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất của nước này vào năm 2015 đã tăng 13,2% so với năm 2014, từ 988,4 triệu USD (2014) lên 1,15 tỷ USD (2015). Nền tảng này đã đưa Mexico trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ tư sau Trung Quốc, Việt Nam, Canada, trong xuất đồ gỗ nội thất vào thị trường Mỹ. Với 95% giá trị xuất khẩu Mexico là vào thị trường Mỹ, Mexico trong năm 2020 đã xuất 1,5 tỷ USD đồ gỗ nội thất vào Mỹ tăng 6,7% so với năm 2019.
Dự báo của U.S. Foreign Trade Census Bureau cho thấy giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Mexico vào Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, đạt trên 1,87 tỷ USD, với mức tăng trung bình 4,2%/năm, và sẽ đạt 2,2 tỷ USD vào năm 2025.
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Mexico vào Mỹ từ 2014 tới 2020 (triệu USD), Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của ITC
Theo báo cáo của Offshore International, Inc (Tetakawi) phát hành vào đầu năm 2020 chia sẻ, Mexico có hơn 675 nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất, gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, sử dụng trên 52.000 lao động. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này gồm: ghế/ghế khung gỗ, nội thất bằng gỗ khác, nội thất văn phòng, phòng ngủ, phòng bếp.
Các mặt hàng đồ gỗ nội thất Mexico xuất khẩu vào Mỹ năm 2020, Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của ITC
Điểm đến mới của các nhà sản xuất
Nước Mỹ, thị trường tiềm năng của tất cả các nhà sản xuất đồ gỗ trên thế giới. Báo cáo về Đồ nội thất của Freedonia Focus Reports đưa ra dự báo nhu cầu của ngành côngnghiệp nội thất tại Mỹ sẽ đạt 68,8 tỷ USD vào năm 2022, tăng 2,6% so với mức 60,5 tỷ USD trong năm 2017. Báo cáo này cũng cho rằng nhu cầu gia tăng là do tăng trưởng mạnh về xây dựng nhà mới và mức thu nhập khả dụng của người dân tăng đều đặn đã góp phần thúc đẩy nhu cầu về đồ nội thất ở Mỹ.
Mexico đang được xem là một lựa chọn thích hợp của không ít nhà sản xuất đồ gỗ Trung Quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu đồ gỗ cho thị trường Bắc và Nam Mỹ. Trung Quốc, mặc dù là một trong những nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu thế giới cũng đang có chiến lược đa dạng nguồn sản xuất để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, lợi thế về thuế xuất khẩu khi các sản phẩm đồ gỗ của nước này đang phải chịu mức thuế phòng vệ thương mại quá cao khi xuất vào Mỹ.
Theo Tetakawi, Kuka Home, nhà sản xuất đồ nội thất lớn nhất Trung Quốc và Sunon, nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng, vào tháng 1 năm 2020 đã đầu tư nhà máy sản xuất đồ nội thất với tổng vốn trên 150 triệu USD tại Nuevo León, Mexico. Dự án này đã khai trương các hoạt động mới tại Mexico, tạo ra hơn 1.600 việc làm mới.
American Industries đưa tin, vào tháng 9 vừa qua, HNI Corporation, nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng và các sản phẩm xây dựng nhà ở của Mỹ, đã mở một nhà máy sản xuất đồ nội thất văn phòng mới tại Saltillo, Mexico. Cơ sở mới rộng 160.000 foot vuông dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào quý đầu tiên của năm 2022. Nhà máy sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Mencorsa, Colonia San Jose de los Cerritos. Ông Kevin Hoban, Phó Giám đốc Sản xuất của HNI cho đây là một dự án đầu tư quan trọng đối với HNI. Ông nói: “Các trang thiết bị, lực lượng lao động và năng lực chuỗi cung ứng đang được bổ sung/mở rộng mà chúng tôi đang tạo ra ở Saltillo sẽ giúp chúng tôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại Mỹ ”.
Khủng hoảng về giá cước vận tải tiếp tục cộng hưởng với tác động của Covid-19 khiến ngày càng nhiều công ty tìm cách tận dụng các cơ hội từ các thỏa thuận thương mại song phương, đa phương để hưởng lợi, thậm chí thực hiện dịch chuyển sản xuất đến gần hơn thị trường bán hàng mục tiêu. Trong bối cảnh này, Mexico đang có nhiều lợi thế hơn các thị trường khác, do đã tham gia vào một loạt các Hiệp định thương mại như CPTTP, USMCA và chính điều này, đã và đang thúc đẩy nhiều công ty sản xuất đồ gỗ trên thế giới chuyển sản xuất sang Mexico.
Cao Cẩm (Gỗ Việt số 139, tháng 9 năm 2021)
- Sơn gỗ Sadolin: Giải pháp bảo vệ tiên tiến cho sản phẩm gỗ Việt
- Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đang đẩy sản xuất quay trở lại Trung Quốc
- Hapag-Lloyd xác nhận ngừng tăng giá cước vận chuyển
- Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Malaysia đã tăng lên và nhà máy sản xuất đồ nội thất sẽ sớm hoạt động trở lại.
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản
- Chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D
- Nguyên liệu đầu vào vẫn thách thức ngành gỗ Việt Nam
- Dự báo giá gỗ xẻ tại Mỹ sẽ tăng trở lại vào mùa Thu
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp
- VIFOREST tiếp tục đề nghị Bộ Tài Chính xem xét áp khung giá xuất khẩu đối với mặt hàng ván bóc
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025