Việt Nam là thị trường cung cấp đồ đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 4,5% tổng trị giá nhập khẩu, vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Do đó, cơ hội mở rộng thị phần tại Pháp là rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết, tháng 6/2021 Pháp nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 386,3 triệu USD, tăng 31,2% so với tháng 6/2020. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Pháp đạt 2,4 USD, tăng 59,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Pháp tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường trong nửa đầu năm 2021, trong đó nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Ý, Trung Quốc và Đức, trị giá nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 49,8% tổng trị giá nhập khẩu.
Pháp nhập khẩu đồ nội thất từ Việt Nam tăng trong nửa đầu năm 2021 (ảnh minh họa)
Trong 6 tháng đầu năm 2021, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360), ghế khung gỗ (mã HS 940161 + 940169) là hai mặt hàng chính trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Pháp nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 930,6 triệu USD, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất phòng khách và phòng ăn lớn nhất cho Pháp trong nửa đầu năm 2021, với trị giá chiếm 16,7%, tiếp theo là Ý chiếm 15,6% và Ba Lan chiếm 10,1%.
Pháp nhập khẩu ghế khung gỗ trong nửa đầu năm 2021 đạt 730 triệu USD, tăng 63,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này chiếm 30,8% tổng lượng nhập khẩu. Việt Nam là thị trường cung cấp ghế khung gỗ lớn thứ 5 cho Pháp. Trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Pháp từ Việt Nam chỉ chiếm 6,7% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 4,5% tổng trị giá nhập khẩu, vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Do đó, cơ hội mở rộng thị phần tại Pháp là rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Theo nguồn batinfo.com, người Pháp là những người tiêu dùng lớn đối với đồ nội thất. Đặc biệt, hơn một năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người Pháp phải ở nhà nhiều hơn, vì vậy họ dành thời gian để tân trang lại ngôi nhà và quan tâm nhiều tới các sản phẩm nội thất.
Gỗ Việt
- VIFOREST tiếp tục đề nghị Bộ Tài Chính xem xét áp khung giá xuất khẩu đối với mặt hàng ván bóc
- Ngành gỗ giao hàng theo FOB hay CIF: Covid -19 thúc đẩy nhanh xu hướng bán CIF
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn nhất cho Việt Nam
- Nga sẽ hủy bỏ hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn từ ngày 1/1/2022
- Kinh doanh mặt hàng viên nén: Tránh tư duy ăn xổi
- Thị trường ván sàn gỗ thế giới dự báo tăng trưởng bình quân trên 2,7%/năm trong giai đoạn năm 2021 - 2027
- Canada tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Việt Nam
- Một doanh nghiệp gỗ lãi 500 tỷ mỗi năm sắp lên sàn UPCoM
- Hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu: Đảm bảo sự minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp!
- Simosol: Cung cấp dịch vụ carbon cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”