Simosol: Cung cấp dịch vụ carbon cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam

30/05/2021 14:59
Simosol: Cung cấp dịch vụ carbon cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam

T iếng chuông của thị trường carbon đang vang lên ở Việt Nam, và các nhà quy hoạch rừng sẽ cần các công cụ hiện đại nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận và tránh trả giá đắt cho những sai lầm. Tại Simosol, chúng tôi cung cấp các giải pháp lâm nghiệp và dịch vụ carbon chính xác cần thiết cho các mục tiêu cân bằng carbon, lượng gỗ bán ra và bền vững của khu rừng. Trong bài viết này, chúng tôi giải quyết những vấn đề này bằng cách nhấn mạnh vai trò tiềm năng của carbon trong việc hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Cần nguồn cung tốt

Xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng trung bình 15% trong những năm gần đây. Trong khi gỗ dăm tăng trưởng về sản lượng (11,6 triệu tấn/năm), thì mặt hàng nội thất lại đẩy mạnh về giá trị (hơn 75% trong tổng số 11,2 tỉ USD doanh thu xuất khẩu). Và với tất cả những gì chúng ta biết, ngành công nghiệp này đang trở nên khó khăn hơn, với việc đặt mục tiêu đạt 14 tỉ USD vào năm 2021 và 20 tỉ USD vào năm 2025. Hầu hết nguồn cung gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ đến từ 3,5 triệu ha rừng trồng thương mại nơi cây keo chiếm vị trí chủ chốt, cung cấp gần 28 triệu m3, một con số khá lớn nhưng không đủ khi xem xét đến nhu cầu 35 triệu m3 của cả ngành công nghiệp gỗ. Do việc mở rộng diện tích rừng trồng bị hạn chế về mặt địa lý, việc thiếu hụt nguồn cung cho các nhà máy vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn. Ngoài ra, một lý do khác là rừng trồng ở Việt Nam thường được khai thác trong thời gian ngắn (từ 4-6 năm), dẫn đến đường kính gỗ khai thác không đáp ứng được nhu cầu gỗ lớn của các nhà sản xuất đồ gỗ. Có thể thấy từ 2,6 tỉ USD sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Việt Nam, khoảng 55% là gỗ tròn và gỗ xẻ.

Khích lệ là không đủ

Trong một nỗ lực nhằm tăng cả khối lượng và kích thước của gỗ khai thác, các bên liên quan chính đã kêu gọi trì hoãn thời gian khai thác. Tuy nhiên, những tư duy đã được ăn sâu không dễ dàng thay đổi. Lấy ví dụ như việc cấp chứng chỉ rừng nhằm khuyến khích người dân kéo dài chu kỳ trồng. Hiện trên toàn Việt Nam, chỉ có khoảng 250.000 ha được cấp chứng chỉ rừng FSC với những hứa hẹn về mức giá cao được đảm bảo bởi sự công nhận trên toàn cầu. Rõ ràng, đối với hàng trăm nghìn chủ rừng nhỏ, mỗi chủ chỉ sở hữu một số ít héc ta, mức phí khích lệ này không đủ để người dân chuyển sang phương thức mới. Và đối với các công ty lâm nghiệp, mặc dù có lợi thế về quy mô và sản lượng khai thác hàng năm, nhưng nhiều trong số họ dường như cũng không bị thuyết phục. Trong khi các cơ chế như EVFTA được kỳ vọng sẽ làm tăng số lượng chứng chỉ rừng, nhưng việc khích lệ này dường như chưa đủ, cần có các biện pháp khích lệ bổ sung nhằm tăng cường với các nguồn thu nhập cho người trồng rừng, sự khích lệ cần phải đáng tin cậy, hấp dẫn và phù hợp với lâm nghiệp; các tiêu chí trên là hoàn hảo đối với tín chỉ carbon.

Cây gỗ lớn mang lại lợi nhuận cao

Bất kể bạn có hiểu "tấn carbon dioxide (tCO2e)" nghĩa là gì hay không thì chỉ có hai điều quan trọng trong khái niệm này. Thứ nhất, cây rừng cung cấp rất nhiều tCO2e (một nửa sinh khối của cây là carbon), mà bạn trì hoãn lâu thời gian khai thác, thì càng nhiều sinh khối được cung cấp. Thứ hai, các nhà đầu tư đang đầu tư rất nhiều tiền và thị trường carbon. Trong thị trường này, nhà đầu tư giao dịch tín chỉ carbon và mỗi tín chỉ carbon sẽ là một tCO2e. Vì vậy nói một cách đơn giản, việc khai thác được trì hoãn lâu hơn sẽ làm tăng số lượng tín chỉ carbon mà bạn có thể được giao dịch trên các thị trường tin cậy. Rừng Việt Nam hấp thụ hơn 21 triệu tCO2e mỗi năm, và các phân tích của chúng tôi ở miền Trung Việt Nam cho thấy mức tăng carbon hàng năm khoảng 46 tCO2e/ha (tăng đến 55 tCO2e/ha khi kéo dài chu kỳ trồng). Với mức giá trung bình khoảng 5 USD/tCO2e, các tín chỉ carbon sẽ không làm nên điều kỳ diệu ở cấp độ mỗi ha. Nhưng chắc chắn chúng có thể góp phần làm cho gói khích lệ đối với người trồng rừng trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Và, một khi áp đặt vào trong quy mô lớn hơn như thỏa thuận 51 triệu USD năm ngoái giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, carbon là rất thuyết phục.

Carbon không phải bảng tính

Nghe thật thú vị đúng không, vâng. Nhưng nếu muốn tham gia một cách tích cực trên thị trường carbon tự nguyện sẽ đòi hỏi các nhà lập kế hoạch phải chuẩn bị nhiều hành trang cho mình hơn nếu họ không muốn gặp những sai lầm đắt giá. Tính toán carbon từ gỗ tròn rất dễ dàng. Điều không dễ dàng là biết cách tối đa hóa lợi nhuận khi doanh thu carbon được đưa vào như một tiêu chí cần xem xét trong kế hoạch dài hạn.

Nếu bạn đang dùng bảng tính để lập các kế hoạch, thật khó khăn. Vì một kế hoạch lâm nghiệp tối ưu hóa sẽ trước tiên yêu cầu bạn mở rộng công thức để chứa một biến mới (carbon). Sau đó, bạn sẽ cần phải mô phỏng một lượng lớn các kịch bản, mỗi kịch bản xem xét nhiều biến đầu vào như mô hình tăng trưởng, định mức đầu tư, phân khúc gỗ bán ra, giá cả thị trường, những hạn chế trong kế hoạch và đầu vào tín chỉ carbon. Về lâu dài sẽ thêm càng nhiều hạn chế, bao gồm cả vùng đệm tín dụng để hạn chế lượng carbon có thể được bán. Sau khi hoàn thành mô phỏng, bạn cần xác định kịch bản mang lại lợi nhuận cao nhất trước khi xây dựng kế hoạch quản lý để thực hiện trong tương lai. Cuối cùng, bất kỳ sai lệch nào so với kế hoạch đã chọn sẽ yêu cầu bạn cập nhật lại các biến đầu vào và thực hiện lại mọi thứ.Trong trường hợp này, chúng ta cần nhiều hơn các bảng tính, và đòi hỏi nhiều thời gian hơn để chuyển đổi chúng thành các báo cáo chính thức. Chúng cũng sẽ làm tăng sai số trong quá trình tính toán và thời gian cần thiết để tìm các sai sót. Ngay cả khi bạn có thể quản lý để sửa chữa tất cả các sai sót, các bảng tính sẽ không thể tối ưu hóa việc cân bằng carbon và việc bán gỗ, đưa bạn đến các quyết định không tối ưu (và mất lợi nhuận).

Giải pháp từ Simosol

Rất may mắn, tính khả thi cho việc tối ưu hóa quản lý rừng - ngay cả trong những thời điểm carbon như thế này. Một phần mềm lâm nghiệp hàng đầu có thể cho phép các nhà quản lý tạo ra các “khu rừng kỹ thuật số” mô phỏng một cách gần nhất với khu rừng trên thực địa. Mọi biến số chính đều được tính đến, bao gồm cả việc hấp thụ carbon, việc kéo dài chu kỳ trồng và các tùy chọn quản lý khác, sau đó có thể được kiểm tra trước khi đưa chúng vào thực hiện. Điều quan trọng là, các nhà đầu tư carbon sẽ được đảm bảo, tin tưởng hơn khi những chủ rừng sử dụng với các công cụ hiện đại để quản lý, đánh giá chính khu rừng của mình. Tại Simosol, chúng tôi cung cấp các dịch vụ carbon và các giải pháp lâm nghiệp chính xác, bao gồm phần mềm lâm nghiệp, kiểm kê đến từng cây riêng lẻ và cảm biến máy móc IoT. Tất cả các sản phẩm đều được thiết kế với mục đích tích hợp, cho phép giải pháp carbon của chúng tôi sử dụng toàn bộ sức mạnh của các công cụ tối ưu hóa. Với giải pháp độc đáo này, chúng tôi đã hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế và chủ rừng trong các giao dịch carbon có giá trị cao trên toàn thế giới.

Và, đối với Việt Nam, với niềm tin vào tương lai, chúng tôi đã tích hợp các mô hình tăng trưởng cây keo của Việt Nam vào các giải pháp của mình và cung cấp các công nghệ liên quan đến carbon cho hàng trăm chủ rừng. Từ văn phòng tại Đà Nẵng, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành công nghiệp đang phát triển mạnh này bằng cách cung cấp các giải pháp mạnh mẽ được thiết kế dành riêng cho Việt Nam.