Vướng mắc trong thực hiện Nghị định 102: Cần tiếng nói đồng nhất
Hàng nghìn container gỗ nguyên liệu được nhập về để phục vụ sản xuất kịp mùa cao điểm cuối năm đã bị tắc tại cảng, điều này khiến doanh nghiệp phải đối mặt tới tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, gây gia tăng chi phí sản xuất và bị phạt hợp đồng giao hàng”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đã chia sẻ khi nói về vướng mắc thủ tục nhập khẩu gỗ sau khi Nghị định 102 bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 10, nếu không được giải quyết, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Chi phí lưu container tại cảng lên tới 1 triệu/ngày, và nếu càng lưu kho càng lâu, thiệt hại càng lớn, và đấy mới chỉ là chi phí bước đầu mà mỗi doanh nghiệp phải đối mặt vì không thông quan được gỗ nguyên liệu. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất bị tăng cao, đối tác phạt hợp đồng càng khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. “Chúng tôi là doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Cameroon, dù nước này đã kí Hiệp định FLEGT nhưng chưa từng cấp phép giấy phép nào nhưng nếu phía cục hải quan tại địa phương yêu cầu khi phải khai báo tại mẫu số 3 giấy phép này à không thể”, đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu gỗ tại Miền Bắc nói về vướng mắc của đơn vị khi triển khai Nghị định.
Một số khó khăn điển hình trong quá trình thực hiện Nghị định 102 như việc xác định các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam theo tên khoa học thường lỗi chính tả trong tên khoa học của loài gỗ khi khai báo, lỗi bỏ sót từ hoặc viết sai tên khoa học của loài gỗ khi khai báo. Hiện có 322 dòng tên khoa học với tổng số hơn 1.400 tên khoa học khác nhau cho các loài gỗ đã nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Quyết định số 4832 (được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2020 về danh mục vùng địa lý tích cực và các loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam) vẫn xảy ra trường hợp một số loài gỗ được nhập khẩu trước đây đã không được công bố, dẫn tới ách tắc tại Hải quan cửa khẩu. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp vướng mắc liên quan đến vùng địa lý tích cực đối với các nhà nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ không nằm trong số 51 vùng địa lý tích cực khi thực hiện khai báo/ trách nhiệm giải trình theo Biểu mẫu số 3 Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu ban hành kèm Nghị định 102.
Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, để tháo gỡ các khó khăn này, cũng như thúc đẩy việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu được thuận lợi, giảm thiểu rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ rủi ro trong tương lai, các cơ quan quản lý cần tăng cường trao đổi thông tin với cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan cần thực hiện tham vấn rộng rãi với các bên liên quan, bao gồm cả với các cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt về các khía cạnh loài và vùng địa lý mà Việt Nam nhập khẩu. Việc tham vấn này có vai trò quan trọng, nhằm cập nhật thông tin cho các cơ quan quản lý trong quá trình cập nhật Danh sách các loài gỗ nhập khẩu và Danh sách quốc gia /vùng địa lý tích cực cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam.
Đồng tình với ý kiến, ông Huỳnh Quang Thanh, phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, Chính phủ cần tăng cường kiểm soát rủi ro gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia không tích cực và loài gỗ có tính rủi ro cao từ rừng tự nhiên. Cùng với đó là các cơ quan quản lý cập nhật kịp thời danh sách vùng địa lý tích cực và danh mục loài gỗ, tổ chức đào tạo, hướng dẫn chi tiết cho cán bộ kiểm lâm, hải quan và doanh nghiệp triển khai và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà nhập khẩu thực hiện thông quan hàng hóa, thực hiện các bảng kê khai và hồ sơ lâm sản theo đúng quy định. Với những nước ngoài vùng địa lý tích cực, đề nghị sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp từ các nhà thương mại nhập khẩu gỗ và doanh nghiệp từ nước xuất khẩu cung cấp đầy đủ thông tin giải trình.
Trả lời cho vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, Hải quan đang hướng dẫn và tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP quy định về hồ sơ gỗ nhập khẩu thì việc nộp bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp chỉ áp dụng đối với gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT. Danh sách các quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT hiện đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và sẽ ban hành trong thời gian tới. Chính vì vậy, trước mắt, cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 7131/TCHQ-GSQL ngày 6/11/2020.
Về những vướng mắc ở mục C Mẫu số 03 quy định chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai cụ thể. Tổng cục Hải quan đề nghị đơn vị kiểm tra đối chiếu tính phù hợp giữa nội dung kê khai của người khai hải quan với các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan kê khai và nộp. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan, để giúp cho doanh nghiệp thực hiện mọi thứ một cách nhanh nhất.
Trần Toàn (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- "Đại bàng" cho ngành gỗ, tại sao không?
- Ông Nguyễn Phúc Thắng: Người dẫn dắt thị trường sàn gỗ trong tương lai
- Xu hướng kinh doanh tại Nhật: Sự đối nghịch giữa đồ nội thất và rượu whisky
- Sản phẩm gỗ mới: Cuộc cách mạng của ngành gỗ Việt Nam
- Tủ bếp: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ
- Giá dăm giảm: Doanh nghiệp hòa vốn, người dân chờ thời
- Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh
- Ngành gỗ sau đại dịch: Lấp đầy những khoảng trống thị trường nội địa
- Plywood Kiến trúc – Hơi thở của thời đại
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu