Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
Nhạy bén với sự thay đổi của thị trường và tác động của các điều kiện khách quan luôn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Sự nhanh nhạy với những biến đổi và tích cực tìm kiếm những cơ hội trong điều kiện ngặt nghèo là một trong những yếu tố giúp Công ty Lâm Việt luôn là một trong những doanh nghiệp tiên phong của ngành gỗ Việt Nam.
Là công ty sản xuất đồ gỗ với mặt hàng chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ trong nhà sử dụng loại đồ gỗ chủ yếu là gỗ solidwood, trong những năm qua giá trị xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Lâm Việt luôn đạt trên 45 triệu USD/năm, với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Anh và Mỹ, chiếm tới 85% giá trị xuất khẩu doanh nghiệp.
Nhưng kể từ tháng 1 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát và tạo ra những tác động tiêu cực tới thương mại và kinh tế toàn cầu, Lâm Việt cũng rơi vào tình thế khó khăn khi lợi nhuận giảm sút, sản xuất rời rạc, nguồn vốn bị siết chặt và 50% số lao động phải nghỉ việc và giảm thời gian làm việc, các thị trường lớn như Mỹ hay EU đóng chặt khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất và phát triển.
Nhưng việc nắm bắt xu hướng sống của người Mỹ đã giúp Lâm Việt tìm ra cơ hội để tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Những báo cáo về thị trường Mỹ cho thấy, người dân nước này có xu hướng ở nhà nhiều hơn trong năm nay khi dịch Covid-19 bùng phát và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại Mỹ, và những nhu cầu thiên về sản phẩm gỗ nhà bếp bán được đặt hàng rất nhiều để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và quây quần của người dân Mỹ.
Các nhà bán lẻ của Mỹ cũng công bố đơn hàng sản phẩm gỗ nhà bếp, tủ bếp, sơn và phụ kiện liên quan tới nhà bếp tăng trưởng mạnh suốt thời gian qua. Trong đó, mặt hàng tủ bếp dạng Flatfast là một trong những mặt hàng có thị trường lớn tại Mỹ, nước này nhập trên 4 tỉ USD/năm đối với mặt hàng này, tổng dung lượng mặt hàng này xuất trên thế giới đạt 7, 7 tỉ USD, nhập trên 6,1 tỉ USD, Mỹ là thị trường nhập lớn mặt hàng này với giá trị trên 2,2 tỉ USD. Bộ phận đồ gỗ tổng nhu cầu trên 14,3 tỉ USD, Mỹ đứng đầu nhập với hơn 3,9 tỉ USD.
Nắm bắt xu hướng thị trường tiêu dùng này, Lâm Việt đã đầu tư thiết bị tự động hóa, xây dựng nhà xưởng hiện đại, xây dựng khu nhà ở cho công nhân đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn lao động của thị trường Anh và Mỹ, cũng như tập trung vào xuất khẩu mặt hàng có lợi thế này.
Theo ông Nguyễn Liêm, Giám đốc công ty Lâm Việt, việc hiểu biết thói quen và nhu cầu của thị trường Mỹ và Anh là kinh nghiệm quý giá được ông và các cộng sự đúc kết trong nhiều năm hợp tác và kinh doanh thương mại ở các thị trường này. Tìm hiểu tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng các thị trường lớn như Mỹ chính là một trong những bí quyết để giúp Lâm Việt khám phá ra khoảng trống và dư địa phát triển dòng sản phẩm được dự báo sẽ còn tăng trưởng trong một thời gian dài trước mắt.
Theo các chuyên gia, năm 2019 giá trị xuất khẩu của hai nhóm mặt hàng này (tính gộp) tăng 34% so với năm 2018 và đạt hơn 4,8 tỉ USD. 5 tháng đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giá trị xuất khẩu nội thất phòng bếp và bộ phận đồ gỗ vẫn tăng lần lượt 58% và 17%.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng nội thất phòng bếp và bộ phận đồ gỗ của Việt Nam. Năm 2019, Mỹ nhập 219,6 triệu USD đồ nội thất phòng bếp và 635,9 triệu USD bộ phận đồ gỗ, chiếm 59% và 81% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.
5 tháng đầu năm 2020, hai mặt hàng trên xuất khẩu sang Mỹ tăng lần lượt 124% và 22% về kim ngạch trong khi các mặt hàng đồ nội thất khác giảm xuống. Sự thông minh trong việc chuyển hướng sản xuất sản phẩm đã giúp Lâm Việt có những bước đi vững chắc và chắc chắn sẽ đạt được thành công như chờ đợi.
Đức Thành (Gỗ Việt số 124, tháng 7/2020)
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh
- Ngành gỗ sau đại dịch: Lấp đầy những khoảng trống thị trường nội địa
- Plywood Kiến trúc – Hơi thở của thời đại
- FDI trong ngành gỗ: Xây dựng hệ sinh thái FDI tốt
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Sự tiếp sức kịp thời từ Chính phủ
- Xuất khẩu không gian nội thất: Hướng đi bền vững cho ngành gỗ Việt
- Công tác truyền thông và công bố thông tin VPA/FLEGT: Sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể
- Nền kinh tế Việt Nam trước thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Đã chiến thắng, và giờ là lúc tiến về phía trước
- Ấn Độ khởi xướng Điều tra ván sợi bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
- Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aqua vie: Mang công nghệ cao tới Việt Nam