Xuất khẩu không gian nội thất: Hướng đi bền vững cho ngành gỗ Việt
Trong khi nhiều doanh nghiệp chọn hướng đi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thông thường thì một số doanh nghiệp lại hướng tới xuất khẩu không gian nội thất, chi phí đầu tư nhiều và doanh nghiệp có thể lỗ, nhưng bù lại, giá trị gia tăng sẽ rất lớn nếu biết đầu tư đúng mức. Đương nhiên, việc này không dễ.
Tại Showroom Gallery của Công ty Cổ phần Xây dựng kiến trúc AA trong khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, 5 collection (bộ sưu tập) các sản phẩm, thiết kế mới chưa được giới thiệu chính thức ra thị trường đang được trưng bày tại đây. Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng kiến trúc AA – cho biết, sản phẩm được sản xuất theo bộ với phong cách châu Âu với kỹ thuật làm màu sản phẩm rất công phu, chủ yếu làm bằng tay. Các phụ kiện kim loại đi kèm có những hoa văn đơn giản nhưng cũng có những hoa văn phức tạp đòi hỏi kỹ thuật làm khuôn rất kỹ.
Phát triển sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ thương hiệu, thị trường và tiếp đến là khâu thiết kế. Ông Nguyễn Chánh Phương cho hay, hiện tại AA có hơn 100 kiến trúc sư và các nhà thiết kế, tuy nhiên, do chưa có nguồn thiết kế nội địa đủ mạnh, để đi nhanh, AA hợp tác với các nhà thiết kế nước ngoài. Dùng các giá trị của thiết kế để tạo ra giá trị gia tăng.
Gỗ chỉ chiếm chưa tới 50% trong show room của AA, ngoài ra còn rất nhiều vật liệu mới với các kỹ năng khác nhau để tạo thành sản phẩm gỗ. Ông Nguyễn Chánh Phương cho hay, đối với AA gỗ nội thất là sự tổng hợp. Việc này không dễ. Đặc biệt là khi nói về làm không gian nội thất.
Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng kiến trúc AA
Ngoài việc làm ra một sản phẩm tốt, đòi hỏi các kỹ năng quản lý dự án, điều phối cả chuỗi bắt đầu từ nhu cầu đến khi tạo ra sản phẩm, kỹ năng quản trị. Việc này khác với sản xuất ra sản phẩm và để người tiêu dùng đến mua.“Kỹ năng làm hàng công trình khó hơn vì đòi hỏi nhiều kỹ năng quản trị khác nhau, và phần lớn ở Việt Nam mới tập trung làm sản xuất là nhiều, làm không gian thì khó hơn, đặc biệt, là làm các công trình nước ngoài. Vàviệc đem lại lợi nhuận nhiều hơn”, ông Nguyễn Chánh Phương nói.
Xuất khẩu không gian không nhiều doanh nghiệp trong nước làm được. Do đó, nếu xuất khẩu được không gian có nghĩa là doanh nghiệp đã đạt được đỉnh cao trong nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố HCM (Hawa) - nhận xét, khuynh hướng tiêu dùng thế giới, gia tăng nhiều hơn hàm lượng chất xám bằng thiết kế riêng. Do đó, đầu tư thời gian để tìm hiểu thị trường. Bên cạnh đó, nếu tiếp cận khách hàng bằng thiết kế, thương mại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội chinh phục khách hàng ở phân khúc giá trị gia tăng cao hơn.
Thị trường sẽ quyết định hướng đi
Trong xu hướng chung, các doanh nghiệp nói nhiều đến xuất khẩu, tuy nhiên, đối với AA thị trường sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm của kinh tế. Theo đó, thời điểm trước năm 2012 AA làm xuất khẩu rất nhiều và các thị trường nổi lên như Myanma. Giai đoạn 2013 - 2019, thị trường trong nước rất tốt, lúc đó AA làm thị trường trong nước đến 80% và đặc biệt khách hàng rất lớn như VinGroup, SunGroup. Dự kiến, giai đoạn 2020 – 2025, tỷ trọng sẽ đi ngược trở lại, xuất khẩu sẽ là thị trường quan trọng. Ông Nguyễn Chánh Phương cho rằng, thị trường về hướng nào sẽ là yếu tố quyết định chứ không phải doanh nghiệp chú trọng cái gì. Nhưng điều quan trọng hơn là doanh nghiệp chủ động bắt nhịp được.
Do đó, ngoài việc chú trọng thiết kế, đầu tư cho phát triển nhà máy thì nghiên cứu thị trường AA được đặc biệt chú trọng. Một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường với các dữ liệu được mua và làm việc với rất nhiều đối tác để từ đó biết được thị trường đi về đâu. Bên cạnh đó, có cả các công ty tư vấn để giúp cho AA việc này.
Xuất khẩu không gian không còn là tiềm năng mà đã là hiện thực với AA. Một chiếc bàn được bán trong bộ sưu tập mới chưa công bố được AA dự kiến bán với giá 10 nghìn USD. Trong đó, chi phí vật liệu chưa tới 10%, không phải tất cả đều là lợi nhuận mà ở đây còn là nỗ lực để xây dựng thương hiệu, “tim” thiết kế, xây dựng quản trị nhà máy. Trong tính toán giá trị, lợi nhuận này chỉ là 10%.
Sản phẩm đồ gỗ của Công ty CP Xây dựng kiến trúc AA
Ông Nguyễn Quốc Khanh nhận định, doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang làm rất tốt khâu sản xuất nhưng lại vướng hạn chế nhược tiểu, không dám vươn mình ra biển lớn. Với đặc thù phần lớn doanh nghiệp trong ngành vẫn ở qui mô nhỏ thì việc nghĩ ngắn, giải quyết chuyện cơm, áo thường nhật là khó tránh nhưng nếu không có được tầm nhìn định hướng phát triển lâu dài, không có tâm huyết với ngành thì sẽ khó tiến đến câu chuyện bền vững. Sẵn sàng đầu tư cho những giá trị vô hình như thiết kế, thương mại, thương hiệu - là cách để doanh nghiệp tự nâng tầm. Với thiết kế, đây là điểm yếu của doanh nghiệp Việt nhưng hoàn toàn có thể đầu tư để khai thác, từ việc tập trung hơn nữa trong công tác đào tạo đến việc thuê hay mua thiết kế từ các quốc gia có thế mạnh này. Tất cả phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy trước, từ đó sẽ mở ra cách làm. Cơ hội phát triển kinh doanh khi xây dựng thành công thương hiệu là không thể phủ định. Nhà nước đầu tư xây dựng thương hiệu quốc gia thì doanh nghiệp ý thức đầu tư thương hiệu cho chính mình. Chủ động tổ chức kinh doanh bằng cách tạo ra nhiều giá trị, sự phát triển lớn đơn hàng, đa dạng thị trường… Doanh nghiệp trong ngành sẽ làm chủ cuộc chơi, mạnh dạn tự tin vào khả năng tham gia sân chơi quốc tế với vai trò dẫn dắt thị trường.
Ngành công nghiệp nội ngoại thất toàn cầu có giá trị hàng hóa lên đến 450 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị sản xuất gia công chỉ 140 tỷ USD. Để tiến đến khai thác tốt khung giá trị này, doanh nghiệp phải hội tụ được các yếu tố: Thiết kế, thương hiệu, phân phối thương mại. Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang làm rất tốt khâu sản xuất nhưng lại chưa quan tâm đến vấn đề thiết kế, xây dựng thương hiệu. Sẵn sàng đầu tư cho những giá trị vô hình như thiết kế, thương mại, thương hiệu là cách để doanh nghiệp ngành gỗ nâng tầm.
Nguyễn Hạnh
Gỗ Việt, số 119- Tháng 1+2/2020
- Công tác truyền thông và công bố thông tin VPA/FLEGT: Sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể
- Nền kinh tế Việt Nam trước thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Đã chiến thắng, và giờ là lúc tiến về phía trước
- Ấn Độ khởi xướng Điều tra ván sợi bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
- Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aqua vie: Mang công nghệ cao tới Việt Nam
- Các công ty Start up công nghệ: Nổi lên giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
- Đối thoại chính sách: Tăng cường giám sát, hậu kiểm trong quá trình thực thi VPA/FLEGT
- Tập đoàn Walmart: Mang cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam
- Công ty gỗ Baillie: Không muốn bỏ lỡ cơ hội ở thị trường Việt Nam
- John Chan - Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của AHEC: AHEC muốn chung sức phát triển ngành gỗ Việt Nam
- Doanh nghiệp với dự thảo tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ: Lo cho doanh nghiệp ít, lo cho người trồng rừng nhiều
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh