Nền kinh tế Việt Nam trước thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Đã chiến thắng, và giờ là lúc tiến về phía trước

04/12/2019 03:06
Nền kinh tế Việt Nam trước thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Đã chiến thắng, và giờ là lúc tiến về phía trước

Được ca ngợi là một nền kinh tế đang gặt hái những chiến thắng thực sự trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam hiện cần phải đảm bảo rằng thành tựu của mình tiếp tục được giữ vững và đạt tới những bước phát triển mới. Các nhà sản xuất Việt Nam đã đi xa hơn các nhà sản xuất từ Trung Quốc một chút vào thời điểm này, nhưng họ cần nhớ một bài học được rút ra từ cuộc xung đột thương mại giữa hai cường quốc kinh tế: Đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ.

Chẳng hạn như trường hợp của công ty dệt may Eclat textile Co., nhà cung cấp cho những công ty khổng lồ toàn cầu như Nike Inc. Eclat rời Trung Quốc vào năm 2016 vì các nhà quản lý không thể tìm thấy đủ nhân lực địa phương, và đã chọn Việt Nam. Bây giờ, khi cuộc chiến thương mại nóng lên, công ty này đã cảm thấy may mắn một chút khi có lựa chọn thông minh. Hiện tại 50% hàng may mặc của công ty này được sản xuất tại Việt Nam, và điều đó giúp họ giảm bớt ảnh hưởng từ cuộc thương chiến này. Việt Nam đang có quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ, sau khi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Hoa Kỳ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 2 vừa qua. Và đất nước này cũng đã thu hút hàng tỉ giao dịch mua hàng từ Công ty Boeing và Công ty General Electric trong chuyến thăm của tổng thống Donald Trump, nhằm tìm cách kiềm chế thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, một thẻ điểm chính trong chính sách đối ngoại của Trump.

 

Dù cho chính phủ Mỹ đã có một số động thái kiểm soát về kim ngạch xuất khẩu, chẳng hạn như áp thuế với hàng nhẩu khẩu thép từ Việt Nam, vì cho rằng, chúng có nguồn gốc từ Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa thực sự nhận được sự tin cậy từ thị trường nội địa Mỹ. Trong nửa đầu năm 2019, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng 39% lên tới 25,3 tỉ USD. Các quan chức Việt Nam cho biết, họ đang nỗ lực để giảm căng thẳng và sự nghi ngại từ phía Mỹ về những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Và đó là một cuộc đấu tranh cho các doanh nghiệp trong nước, thậm chí sự gia tăng nhu cầu của Mỹ đối với các tấm pin năng lượng mặt trời của Việt Nam, đó có thể được coi là tin tốt, khiến các nhà điều hành không phải quá lo lắng vì phản ứng của chính phủ Mỹ.

Có những thách thức khác đối với cơ sở sản xuất đang phát triển nhanh như Việt Nam, bao gồm rủi ro mà năng lực cảng và nhân viên hải quan có thể bị quá tải bởi các đơn đặt hàng tăng vọt. Năng lực vận chuyển container sẽ cần tăng trưởng gần gấp đôi tốc độ 10% -12% của thập kỷ trước để theo kịp nhu cầu mới, nghiên cứu của Bloomberg Intelligence cho thấy điều đó. Chính phủ nhận ra sự thiếu hụt khoảng 4 tỉ USD để phát triển các cảng của mình. Đối với các nhà phát triển sớm hơn ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, vượt qua những rào cản về hậu cần cũng đã rất khó khăn. Đồng thời, cam kết của Hoa Kỳ đối với thương mại tự do đã đảm bảo rằng các khoản đầu tư lớn sẽ được đền đáp. 

Phạm trang (Theo Bloomberg)  - GV117