Tủ bếp: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ
Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ở ngành công nghiệp gỗ đã chạm tới tủ bếp, và dịch Covid-19 tiếp tục tạo ra một tác động khác, khi tủ bếp đang trở thành mặt hàng được tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu rất nhiều vì người Mỹ buộc phải ở nhà nhiều hơn.
Và ở đó, nó bắt đầu từ cái nhìn cạnh tranh về nơi và cách thức tủ bếp nên được sản xuất như thế nào. Một bên là các công ty sản xuất tủ bếp truyền thống của Mỹ, ước tính sử dụng khoảng 100.000 nhân công làm việc tại các nhà máy trên khắp đất nước, thường ở các thị trấn nhỏ gần rừng, nơi có nguồn cung gỗ. Một bên là một loạt các công ty mới có tủ bếp lắp ráp sẵn đã chiếm lĩnh một phần lớn hoạt động kinh doanh trong 5 năm qua bằng cách nhập khẩu các bộ phận rời của tủ từ Trung Quốc trong các thùng lớn và bán chúng với giá cạnh tranh.
Vào tháng 3, Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) đã ra phán quyết nhất trí ủng hộ một liên minh gồm 50 công ty Hoa Kỳ đấu tranh chống lại ngoại nhập. ITC kết luận rằng các mặt hàng nhập khẩu bị tính giá thấp không công bằng và bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lớn kéo dài suốt 5 năm qua.
Mark Trexler, Giám đốc điều hành của Cabinetworks Group, nhà sản xuất tủ bếp lớn thứ hai của Mỹ và là thành viên của Liên minh cho biết: “Chúng tôi làm điều này vì công nhân Mỹ”.
Trong khi có sự xâm chiếm của tủ bếp Trung Quốc thì sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh tủ bếp lắp sẵn chủ yếu được các công ty trong nước thúc đẩy, bao gồm một số công ty lớn nhất của Mỹ, những đơn vị đã phát hiện ra thị trường ngách và đến Trung Quốc để tìm nguồn sản phẩm. Chắc chắn các công ty Trung Quốc đã tham gia vào hoạt động kinh doanh sản phẩm này, nhưng đây là ý tưởng của người Mỹ. Trái ngọt mà các doanh nghiệp Mỹ nhận được từ hoạt động thương mại này có thể là giá tủ bếp cao hơn.
Mặc dù vậy, theo khẳng định của Trexler, công ăn việc làm sẽ không quay trở lại Hoa Kỳ vì thuế quan.
Ngay cả khi vụ việc đang được đấu tranh thì các công ty kinh doanh tủ lắp sẵn như CNC Cabinetry, một công ty tư nhân ở South Plainfield bang New Jersey đã thoát khỏi Trung Quốc - bằng cách chuyển công việc sang các quốc gia có chi phí thấp khác. Robert Hunter, Giám đốc điều hành của CNC cho biết sẽ không có công ty trong nước nào sản xuất sản phẩm rời cho Công ty ông thay thế nguồn cung cấp từ Trung Quốc - ít nhất sẽ không ở mức giá cạnh tranh. Vì vậy, ông đã chuyển hướng tìm nguồn cung ứng sang Việt Nam, Malaysia và Indonesia và công ty ông cũng đang tìm kiếm nơi cung cấp với chi phí thấp ở Đông Âu để có nhiều lựa chọn trong việc tìm nguồn cung ứng trong thời gian tới.
TỐC ĐỘ LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT
CNC được thành lập vào năm 1992 với tư cách là một nhà sản xuất tủ truyền thống nhưng đã chuyển sang lĩnh vực lắp ráp sẵn sau cuộc suy thoái 2007- 2009. Tại một cơ sở rộng lớn ngay bên ngoài Thành phố New York, thay vì làm tủ từ giai đoạn đầu, phần lớn không gian được dành cho các kệ để thùng lớn. “Điều quan trọng là phải có một nguồn cung cấp sẵn sàng với kích cỡ và kiểu dáng phù hợp”, Hunter nói.
Khi khách hàng gọi, Hunter có thể giao ngay lập tức các thùng có chứa tất cả các bộ phận cần thiết của một chiếc tủ hoặc có đội ngũ 50 thợ thủ công của công ty ông ấy sẵn sàng lắp ráp khi được giao nhiệm vụ. Cơ sở ở New Jersey cũng sản xuất mặt bàn mà không phải nhập khẩu, để hoàn thiện gói nhà bếp.
Hunter nói: “Nếu bạn gọi cho tôi vào buổi sáng hôm nay thì tối mai tôi sẽ giao hàng”.
CNC chủ yếu bán cho các đơn vị xây dựng bao thầu cả bếp và nhà đang tìm kiếm mức giá thấp. Các công ty sản xuất tủ truyền thống có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn để giao tủ.
Theo tìm hiểu, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của công ty lắp ráp sẵn đã làm dấy lên vụ kiện thương mại, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và luật sư thương mại cả hai nước. Ngành công nghiệp tủ bếp của Hoa Kỳ đạt doanh thu khoảng 10 tỉ USD hàng hóa mỗi năm và trong khi hai nước đang tranh cãi về cách thức hoạt động lắp ráp sẵn tăng trưởng nhanh chóng, ITC ghi nhận hoạt động nhập khẩu tủ, bàn trang điểm và các bộ phận tủ của Trung Quốc đạt tổng giá trị khoảng 4,4 tỉ USD trong năm 2019.
Nhiều công ty Mỹ lo ngại rằng họ đang đi theo con đường của ngành công nghiệp nội thất bắt đầu nhập khẩu có chọn lọc các sản phẩm của Trung Quốc vào những năm 1990 và cuối cùng bị sa lầy bởi sự cạnh tranh trực tiếp từ các nhà sản xuất Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Do đó, các khu vực của Bắc Carolina vẫn còn rải rác các nhà máy sản xuất đồ nội thất bỏ hoang.
Theo các công ty trong nước, tủ lắp ráp sẵn đã giảm giá cho người mua. Chúng cũng được trang bị các tính năng mà các nhà sản xuất Hoa Kỳ luôn tính thêm phí, như ngăn kéo tự đóng.
Stephen Wellborn, đồng sở hữu Công ty Wellborn Cabinet Inc ở Ashland, Alabama, cho biết: “Lịch sử cho thấy người Trung Quốc không hài lòng cho đến khi họ thâu tóm được toàn bộ ngành công nghiệp”. Ông cho biết môi trường chính trị thuận lợi, do cam kết của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ sản xuất trong nước nhưng dù sao thì ông cũng nhận định họ sẽ đưa vụ việc thương mại này ra.
Một điều trớ trêu là nhà sản xuất tủ bếp lớn nhất của Mỹ, Fortune Brands Home & Security Inc's FBHS.N Masterbrand Cabinet, đã giúp phát triển mảng kinh doanh lắp ráp sẵn tại Trung Quốc trước khi có quyết định gây rủi ro cho các nhiều hoạt động nội địa lớn hơn của công ty. Doanh thu của Masterbrand tại Hoa Kỳ là 2,5 tỉ USD vào năm ngoái và công ty có 10.000 nhân viên Hoa Kỳ làm việc tại 20 nhà máy, chủ yếu được các nhà cung cấp của Hoa Kỳ cung ứng sản phẩm.
Masterbrand cho biết họ đã ngừng mua từ Trung Quốc sau khi vụ việc được đệ trình. Nhưng công ty này cũng không mang những công việc đó về nước. Hiện công ty đã nhận được tủ lắp ráp sẵn từ Việt Nam. Tủ sản xuất tại Việt Nam đắt hơn Trung Quốc từ 30 - 40%, theo các nguồn tin trong ngành.
Trở lại CNC, Hunter cho biết ông cũng đang dự đoán nhiều vấn đề thương mại lớn hơn. Nếu các lô hàng từ một quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, Hoa Kỳ cũng có thể giảm thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu đó, ông nói.
Hunter nói: “Đó là lý do tại sao tôi muốn tìm các nguồn cung ở tối thiểu năm quốc gia, vì bạn không biết điều gì xảy ra tiếp theo”.
Trần Hòa (Gỗ Việt số 126, tháng 9/2020)
- Giá dăm giảm: Doanh nghiệp hòa vốn, người dân chờ thời
- Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh
- Ngành gỗ sau đại dịch: Lấp đầy những khoảng trống thị trường nội địa
- Plywood Kiến trúc – Hơi thở của thời đại
- FDI trong ngành gỗ: Xây dựng hệ sinh thái FDI tốt
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Sự tiếp sức kịp thời từ Chính phủ
- Xuất khẩu không gian nội thất: Hướng đi bền vững cho ngành gỗ Việt
- Công tác truyền thông và công bố thông tin VPA/FLEGT: Sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể
- Nền kinh tế Việt Nam trước thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Đã chiến thắng, và giờ là lúc tiến về phía trước
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh