Giá dăm giảm: Doanh nghiệp hòa vốn, người dân chờ thời
Kể từ sau khi có mức tăng trưởng vượt bậc, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu dăm gỗ trong nước đã bắt đầu gặp khó khăn khi giá dăm gỗ giảm mạnh và gặp phải áp lực lớn từ các đối thủ mới. Dự báo trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ còn gặp khó khăn nhiều hơn nhưng làm thế nào để giảm thiểu tác động tới doanh nghiệp và hộ trồng rừng luôn cần những giải pháp căn cơ. Dưới đây là trao đổi của Tạp chí Gỗ Việt với ông Nguyễn Thạc Hoài, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hiện tại.
Thưa ông, ông có nhận định gì về giá dăm gỗ xuất khẩu hiện tại?
Ông Hoài: Những người làm trong ngành đều biết rằng, giá xuất khẩu dăm gỗ tháng 6 và tháng 7 đã giảm sâu, giá FOB tháng 6 còn 120 USD/ tấn khô, tháng 7 còn 110 USD/tấn khô và đang trên đà giảm chưa có điểm dừng, giá bán dăm FOB trước tháng 5/2020 là trên 130 USD/tấn khô cho thị trường Trung Quốc. Giá giảm sâu do thị trường Nhật Bản dừng mua, tới tháng 7 vừa rồi thị trường này mới bắt đầu nhập khẩu trở lại với khối lượng nhỏ, và Trung Quốc tận dụng điều đó để ép giá dăm gỗ, do cung đang vượt cầu. Nhưng tôi cho rằng, bắt đầu từ tháng 10 này, giá có thể sẽ tăng trở lại.
Theo ông, điều này tác động thế nào tới các doanh nghiệp Việt Nam?
Khi giá dăm giảm sâu, doanh nghiệp sẽ lãi mỏng hơn và cố gắng sản xuất để hòa vốn đảm bảo có nguồn hàng nhằm duy trì hệ thống của mình, hoặc làm để công nhân có việc làm. Đây là một khó khăn không thể tránh khỏi, nhất là khi dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các doanh nghiệp sẽ mua gỗ theo giá thị trường, khi giá bán ra giảm xuống doanh nghiệp sẽ giảm giá mua vào, việc giảm giá sẽ mua được ít nguyên liệu và người bán sẽ bán ít hơn. Một cái khó nữa của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu dăm gỗ khi giá dăm xuống thấp là doanh nghiệp khai giá theo giá bán thực tế, tuy nhiên mức giá này lại thấp hơn nhiều so với số liệu thống kê cùng kỳ của Hải quan, cơ quan Hải quan do đó sẽ đánh dấu là giao dịch đáng ngờ và tiến hành “tham vấn giá” theo quy định, điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới doanh nghiệp.
Chắc chắn giá dăm giảm các hộ trồng rừng sẽ bị ảnh hưởng, vậy theo ông, người trồng rừng phải đối mặt với vấn đề lớn nào?
Hiện giá nguyên liệu đầu vào đang giảm sâu, việc mua hàng sẽ khó hơn, người dân sẽ dừng khai thác do mùa nắng nóng, người dân bán hàng không được lợi, dăm nhanh khô, họ bị thiệt nhiều đường do vậy sẽ khai thác ít hoặc dừng khai thác. Đối với trường hợp giá mua nguyên liệu đầu vào thấp thế này, nếu người trồng rừng có vốn dày hơn thì họ có thể sẽ găm hàng để đợi giá lên, và hộ nào vốn mỏng thì vẫn bắt buộc phải bán. Hiện các doanh nghiệp cũng không thu mua được nhiều nguyên liêu, như ở thời điểm tháng 4, 5, các doanh nghiệp có thể mua được từ 100 hộ trồng rừng thì thời điểm hiện tại chỉ mua nguyên liệu từ 40 hộ trồng rừng, giảm cả về số lượng người bán và số lượng dăm mua vào.
Theo ông, người dân giữ lại rừng để cây gỗ lớn lên thì có lợi hơn so với tới thời thì khai thác rừng không?
Việc người dân dừng chặt sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ trồng rừng sau, tất nhiên đây chỉ là cục bộ về lâu dài sẽ không có nhiều ảnh hưởng. Trong chu kỳ trồng rừng của người dân có giai đoạn thu mua tối ưu, khi để vượt qua mức đó thì lợi nhuận người trồng rừng không như kỳ vọng hoặc họ bán trước thời điểm đó cũng tốt, nhưng với tình hình thị trường như hiện nay thì hầu hết người dân họ giữ rừng lại để chăm sóc thêm nên để vượt qua thời điểm tối ưu.
Việc nhận định/cách tính thời điểm tối ưu của người dân họ thường tính toán như sau: ví dụ cây 5 tuổi thì 1 ha được 100 tấn tươi (thông thường 2 tấn tươi sẽ sản xuất được 1 tấn khô), nếu bán đúng chu kỳ thì thu về khoảng 100 triệu nhưng để qua mức này thì cây không lớn nhanh được nữa, để chăm sóc thêm 1 năm thì cũng chỉ thu được 105 tấn hoặc 110 tấn, họ sẽ mất hẳn 1 năm thời gian trồng rừng, nhưng chỉ bán được có 110 triệu, như vậy thì họ sẽ thấy là không lợi nhuận.
Vậy điều này có gì khác biệt với quan điểm của cơ quan quản lý cho rằng để rừng 1 năm thì có lớn hơn, có thể bán được với giá cao hơn khi phân loại ra các loại gỗ khác nhau?
Theo tôi, không phải ai cũng tiêu thụ được gỗ xẻ thanh, hoặc họ chọn ra loại gỗ để bán. Ví dụ vượt qua giai đoạn 5 năm, gặp 1 cơn bão thì họ sẽ gặp rủi ro lớn. Cơ quan quản lý nên có hướng dẫn cho người dân về bài toán tối ưu về trồng rừng, thu hoạch vào thời điểm nào người dân có lợi nhất, trong khi chúng ta chưa có hướng dẫn cụ thể nào và người dân chỉ làm theo kinh nghiệm.
Ví dụ cũng 5 năm người trồng rừng thu hoạch thì người ta phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu? Lợi nhuận được bao nhiêu? Nếu để 6 năm hoặc 7 năm thì người dân được gì? Mất gì? Tỷ suất lợi nhuận tăng hay giảm,… Hiện tại hầu hết người dân đang làm theo kinh nghiệm.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Anh Tuấn (Gỗ Việt số 125, tháng 8/2020)
- Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh
- Ngành gỗ sau đại dịch: Lấp đầy những khoảng trống thị trường nội địa
- Plywood Kiến trúc – Hơi thở của thời đại
- FDI trong ngành gỗ: Xây dựng hệ sinh thái FDI tốt
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Sự tiếp sức kịp thời từ Chính phủ
- Xuất khẩu không gian nội thất: Hướng đi bền vững cho ngành gỗ Việt
- Công tác truyền thông và công bố thông tin VPA/FLEGT: Sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể
- Nền kinh tế Việt Nam trước thương chiến Mỹ - Trung Quốc: Đã chiến thắng, và giờ là lúc tiến về phía trước
- Ấn Độ khởi xướng Điều tra ván sợi bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh