Xu hướng kinh doanh tại Nhật: Sự đối nghịch giữa đồ nội thất và rượu whisky

01/11/2020 15:46
Xu hướng kinh doanh tại Nhật: Sự đối nghịch giữa đồ nội thất và rượu whisky

Đại dịch Covid-19 đang làm chậm hoạt động kinh tế trên toàn thế giới, nhu cầu về đồ nội thất dự kiến sẽ giảm trong thời gian này ở Nhật Bản và điều này có thể làm thay đổi thị trường gỗ cứng, buộc những người trong ngành phải theo dõi chặt chẽ để có những bước phát triển mới.

Giá nội thất ở Nhật Bản đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây vì việc tiêu thụ rượu whisky sản xuất trong nước ngày càng nhiều và việc sử dụng các thùng gỗ nhiều năm tuổi góp phần khiến gỗ bị thiếu hụt, khi người dân Nhật Bản phải ở nhà nhiều hơn vì giãn cách xã hội. Một người quản lý trong lĩnh vực mua sắm cho biết: "Chúng tôi đã nâng giá, do chi phí gỗ sồi trắng và các nguyên liệu thô khác khi chế biến đồ nội thất tăng". Nhãn hiệu nội thất nổi tiếng Karimoku đã tăng giá khoảng 10% ở hầu hết các sản phẩm của mình, bắt đầu từ việc giao hàng khi chi phí nguyên liệu thô và vận chuyển tăng cao hơn. Cùng lúc đó, nhà sản xuất nội thất Conde House đã tăng giá một số bàn ghế gỗ như giá ghế Runt Om đã tăng 5% lên 53.000 yên (486USD). Bàn làm việc và bàn gỗ trung bình 37.713 yên trong năm 2019, theo thống kê từ Chính phủ, đã tăng 10% so với 5 năm trước. Ghế tăng 10% lên 36.280 yên.

 

 

Óc chó là một trong những loại gỗ được các nhà sản xuất đồ nội thất lựa chọn dùng để làm bàn vì độ cứng và chất lượng vật liệu của nó.Óc chó là một trong những loại gỗ được các nhà sản xuất đồ nội thất lựa chọn dùng để làm bàn vì độ cứng và chất lượng vật liệu của nó.

Thông thường, các nhà sản xuất nội thất thích gỗ từ cây lá rộng hơn vì độ cứng và chất lượng vật liệu. Ngoài gỗ sồi trắng, tếch, óc chó và dẻ gai Nhật Bản cũng đã được chuyển sang làm vật liệu. Riêng số lượng gỗ sồi trắng và gỗ óc chó được đưa vào triển lãm tại Hội chợ đồ nội thất Milan là lớn nhất. Kiyoshi Sadogawa, chủ tịch của Zero First Design tại Tokyo cho biết "Trong vài tháng gần đây, đồ nội thất sử dụng gỗ sồi trắng và óc chó chiếm khoảng 30% sản phẩm được trưng bày".

 

Các thùng rượu whisky xếp chồng lên nhau tại Nhà máy chưng cất Yamazaki của Suntory ở Osaka.

Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các nhà sản xuất đồ nội thất phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất rượu whisky và rượu vang trong việc mua gỗ. Gỗ sồi trắng được ưa chuộng vì độ khoẻ và bền của nó, đây là loại vật liệu được lựa chọn để làm thùng rượu whisky. Các thùng này được làm từ gỗ xẻ thẳng và chỉ có thể tạo nên từ những cây gỗ có vòng đời nhiều năm tuổi và thẳng. Rượu whisky Nhật Bản đang nhanh chóng có được chỗ đứng trong các gia đình vài tháng qua, các nhà sản xuất Nhật Bản đã hưởng ứng bằng cách thúc đẩy sản xuất rượu whisky, thúc đẩy nhu cầu về thùng đựng rượu nhiều năm tuổi. Điều đó đã khiến chi phí nhập khẩu gỗ tăng đột biến. Giá bán buôn của gỗ sồi trắng nhập khẩu được sản xuất chủ yếu ở Hoa Kỳ, dao động ở mức khoảng 180.000 yên/m3. "Giá gỗ tăng đều đặn từ 5 – 6 năm trước, và gần đây giá chúng vẫn tăng cao", một giám đốc bán hàng tại xưởng cưa Shingu Shoko Hokkaido cho biết.   

Điều này thấy rõ nhất với gỗ óc chó. Loài gỗ óc chó FAS, loại cao cấp nhất, đang được giao dịch tại Nhật Bản với mức giá cao hơn 50% đến 100% so với gỗ sồi trắng. Tình hình gần đây đã khiến nguồn cung bị thắt chặt hơn nữa. Gỗ nhập khẩu đắt tiền hơn đã đẩy giá gỗ sản xuất trong nước tăng cao. Một m3 gỗ sồi trong nước hiện có giá khoảng 195.000 yên, theo khảo sát ngành do Hokkaido Prefecture thực hiện, giá gỗ tăng 8% so với 5 năm trước đó. 

Phạm Trang  (Gỗ Việt số 127, tháng 10/2020)