Sản phẩm gỗ mới: Cuộc cách mạng của ngành gỗ Việt Nam
Công ty TNHH Hoàng Phát, là một trong những công ty sản xuất đồ gỗ nội thất phục vụ cho tiêu dùng nội địa, với sản phẩm chủ yếu là bàn, ghế nội thất dùng bằng gỗ tần bì nhập khẩu.
Nhìn phần gỗ bị loại bỏ lãng phí sau quá trình xẻ gỗ mà tiếc ngẩn ngơ, anh Nguyễn Duy Vinh, Giám đốc Công ty Hoàng Phát quyết định phải làm điều gì đó để thay đổi điều này, và đó thật sự là một bước ngoặt lớn, vì sáng kiến này không chỉ tận dụng hết phần gỗ thừa mà nó còn tạo ra một loại nguyên liệu gỗ hoàn toàn mới, chưa bao giờ xuất hiện trên thị trường gỗ Việt Nam.
“Trong quá trình xẻ gỗ, tôi thấy mình loại bỏ khá nhiều phần của cây gỗ, phần loại bỏ này chỉ để làm thành củi, mà củi thì cũng là tiền, bán với giá thấp, thấy xót xa quá, tôi quyết định thử nghiệm bóc gỗ từ cây gỗ tròn với độ dày khoảng 2 ly, sau đó đưa vào ép lại theo cách thủ công, dùng keo kết dính các lớp gỗ bóc lại với nhau thì tạo ra các tấm gỗ lớn có chất lượng rất tốt, với kích thước mong muốn, được sử dụng đa dạng để làm mặt bàn, ghế, … ”, anh Vinh cho biết ý tưởng của mình xuất phát từ nhu cầu rất thực tế, ai cũng biết được sự lãng phí này nhưng không ai từng nghĩ ra cách độc đáo như vậy trước đó.
Đứng trước một cây gỗ tròn, cách làm thông thường là xẻ bốn cạnh, những phần thừa còn lại bị vứt bỏ và chỉ được bán với giá rẻ như cho vì chỉ được tính là phế liệu hoặc củi. Một cách khác là dùng mùn cưa và những phần gỗ rác đó ép thành gỗ miếng để bán ra thị trường, tuy nhiên, suy cho cùng, những sản phẩm làm từ mùn cưa hay vỏ gỗ cũng chỉ được coi là gỗ phế liệu, giá bán không được cao
Trước đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ chỉ tận dụng được tối đa 70% thành phần của cây gỗ, trong khi 30% còn lại chưa được tận dụng đúng mức, gây lãng phí lớn cả về nguyên liệu, tiền bạc và những giá trị vô hình khác.
Cách làm này cần phải thay đổi triệt để từ gốc và cách làm của Vinh là hoàn toàn cơ bản, đó là tận dụng tối đa mọi thành phần của cây gỗ. Không có một chi tiết nào thừa trong quá trình chế biến và nó thật sự tạo ra một bộ mặt mới không chỉ cho Hoàng Phát, mà còn cho cả ngành gỗ Việt Nam trên bản đồ gỗ thế giới.
Với cách làm mới này, một mét khối gỗ tròn sẽ tận dụng tới 90% thành phần của gỗ so với cách làm cũ kĩ trước đây, và giá thành hết sức cạnh tranh, vì nó không chỉ giảm 30% thiệt hại về chi phí sản xuất mà còn nâng giá thành sản phẩm lên thêm 30% nữa.
Mọi thứ được thay đổi hoàn toàn một cách có chủ đích, nó không chỉ tạo ra sự đột phá trong quá trình chế biến sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, mà thật sự là cuộc cách mạng về chế biến gỗ, mang tới một sản phẩm mới chưa từng có mặt trên thị trường thế giới, nó đảm bảo được yếu tố kĩ thuật so với bất cứ sản phẩm gỗ ép hay dán nào khác, khi không bị cong vênh, nứt nẻ, co ngót. Nó cũng tạo ra sự đột phá về kĩ thuật, thay thế cho cách ghép gỗ trước đây, khi nó có thể tạo ra tấm gỗ lớn với độ dài tùy ý và độ dày khoảng 2 ly.
Sản phẩm gỗ mới này không chỉ bảo đảm về chất lượng, mà còn bảo đảm về yếu tố thẩm mỹ, đồng thời, còn có thể tạo ra những màu sắc tùy ý khi có thể chọn màu phủ bề mặt. Nó thích trong việc sử dụng chế tạo nhiều sản phẩm khác nhau với chất lượng tốt nhất so với các sản phẩm tương đương.
Điều duy nhất còn thiếu ở sản phẩm gỗ mới này, thật thú vị, nó không phải là về bất cứ yếu tố kĩ thuật hay giá thành nào, mà nó chỉ là chưa có mã sản phẩm, vì đây là công nghệ hoàn toàn mới. Và nó xuất phát từ một doanh nghiệp ở làng nghề Hữu Bằng, của doanh nhân Nguyễn Duy Vinh, người cho thấy sự tâm huyết với nghề hơn bất cứ ai.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 126, tháng 9/2020)
- Tủ bếp: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ
- Giá dăm giảm: Doanh nghiệp hòa vốn, người dân chờ thời
- Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh
- Ngành gỗ sau đại dịch: Lấp đầy những khoảng trống thị trường nội địa
- Plywood Kiến trúc – Hơi thở của thời đại
- FDI trong ngành gỗ: Xây dựng hệ sinh thái FDI tốt
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Sự tiếp sức kịp thời từ Chính phủ
- Xuất khẩu không gian nội thất: Hướng đi bền vững cho ngành gỗ Việt
- Công tác truyền thông và công bố thông tin VPA/FLEGT: Sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu