Ông Nguyễn Phúc Thắng: Người dẫn dắt thị trường sàn gỗ trong tương lai
“ Tôi muốn trở thành người dẫn dắt thị trường”, ông Nguyễn Phúc Thắng, Giám đốc Công ty sở hữu thương hiệu sàn gỗ Sơn Lâm nói về mơ ước của mình sau gần 20 năm lăn lộn trên thương trường với sản phẩm sàn gỗ nổi tiếng và có uy tín trong nước.
Trở thành người dẫn dắt thị trường sàn gỗ không chỉ là tạo ra xu hướng tiêu dùng, định hướng sản phẩm mà còn định hướng sản xuất và phân phối lại sản phẩm sàn gỗ, quy hoạch sản xuất, phát triển công nghệ chế biến, mà còn là đưa người tiêu dùng, khách hàng đến gần hơn với những sản phẩm trên thị trường, cũng như phù hợp với xu hướng mua bán hiện tại.
“Thời gian tới, tôi sẽ chuyển hướng trở thành nhà đầu tư vào các doanh nghiệp khác, với kinh nghiệm có được trong gần hai thập kỉ, tôi tin vào sự hiểu biết của mình về thị trường và xu hướng phát triển của sản phẩm. Tôi muốn tận dụng những kinh nghiệm này để tạo ra sự đột phá cho bản thân nói riêng và thị trường sàn gỗ nói chung”, ông Thắng nhấn mạnh đến khát khao thay đổi và vượt lên trên bản thân cũng như những giới hạn hiện tại của thị trường thời đại dịch Covid-19.
Nó không chỉ là sự thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế, của xu hướng kinh doanh và đầu tư tài chính mà nó còn là sự dồn nén và mong ước đạt được những bước tiến lớn trong sự nghiệp kinh doanh. Đã có những bài học đủ lớn về tiền bạc và cả sự cạnh tranh theo kiểu cò con trên thị trường, mà ông ví von là cuộc chơi của một chú gà chọi và ba chú gà con, ông Thắng nhận thấy rằng, cần phải có một cuộc cách mạng trong kinh doanh và ông hi vọng mô hình đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp sản xuất, tách ra khỏi quá trình điều hành các nhà máy thông thường mà đặt bản thân vào vị trí của người dẫn dắt, tạo ra các sản phẩm chất lượng, chuyên môn hóa từng khâu của qui trình sản xuất chế biến hiện tại để tạo ra thị trường bền vững hơn về nhu cầu và cơ hội kinh doanh, tránh để tình trạng thiếu bền vững như hiện tại, khi gặp những vấn đề về khủng hoảng.
Thực tế là ông đã bỏ vốn đầu tư trở thành nhà trung gian thương mại, kết nối với các công ty sản xuất ván sàn lớn của Nhật Bản để cung cấp nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm tới đất nước này và mở rộng sức ảnh hưởng của doanh nghiệp Sơn Lâm tới thị trường Nhật Bản, đồng thời, cho người Nhật thấy doanh nghiệp Việt Nam nói chung có thể làm được những gì ở đất nước đòi hỏi khắt khe về mọi mặt này. Theo ông Thắng, ông ấp ủ xây dựng mô hình trung tâm thương mại chuyên về ván sàn gỗ, nơi cung cấp đầu mối thông tin, tập hợp doanh nghiệp, là nơi cung cấp mua bán nguyên liệu, đưa các doanh nghiệp sản xuất ván sàn vào chung một nguồn, và giúp khách hàng cũng như người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn với các doanh nghiệp cung cấp ván sàn.
Đây không phải là mô hình mới nhưng nó là tốt nhất vào lúc này, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các đối tác thương mại lớn, không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, cũng như tạo ra mối liên kết và giúp các doanh nghiệp ván sàn gỗ cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, đặc biệt là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, tạo ra một hệ sinh thái bền vững cho ván sàn Việt Nam. Thực tế việc trở thành nhà đầu tư thay vì đóng vai một nhà sản xuất, một giám đốc doanh nghiệp luôn phải đau đầu với bài toán nguyên liệu, tìm đầu ra cho sản phẩm, qui mô sản xuất, là một bước chuyển quan trọng trong tư duy của ông chủ doanh nghiệp Sơn Lâm, là một dự định hoàn toàn đúng đắn, vì khi đã tích lũy đủ vốn liếng về kinh nghiệm, tài chính, sự hiểu biết về thị trường và xu hướng phát triển, ai cũng cần phải có những mục tiêu cao hơn để phấn đấu và thách thức.
Nó cũng là cách thức phát triển của những nhà đầu tư truyền thống trên thế giới, khi phát triển mạnh trở thành thương mại, thị trường, trước khi trở thành nhà đầu tư lớn về tài chính, phân phối nguồn tiền, dẫn dắt thị trường, tạo ra mạng lưới sản phẩm và nắm vững mọi ngóc ngách về thị trường và phân phối dòng tiền chung.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 128, tháng 11/2020)
- Xu hướng kinh doanh tại Nhật: Sự đối nghịch giữa đồ nội thất và rượu whisky
- Sản phẩm gỗ mới: Cuộc cách mạng của ngành gỗ Việt Nam
- Tủ bếp: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ
- Giá dăm giảm: Doanh nghiệp hòa vốn, người dân chờ thời
- Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh
- Ngành gỗ sau đại dịch: Lấp đầy những khoảng trống thị trường nội địa
- Plywood Kiến trúc – Hơi thở của thời đại
- FDI trong ngành gỗ: Xây dựng hệ sinh thái FDI tốt
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Sự tiếp sức kịp thời từ Chính phủ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu