Khánh thành Nhà máy sản xuất nội thất 4.0 đầu tiên tại Việt Nam
Sáng ngày 23/3, tại Lô E, Khu công nghiệp Bình Xuyên, TT. Hương Canh, H. Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager với dây chuyền sản xuất 4.0 hiện đại bậc nhất hiện nay đã được khánh thành. Bên cạnh đó, Jager còn cho ra mắt Trung tâm nội thất “Nữ hoàng xanh”với những sản phẩm đầy độc đáo.
Nội thất cao cấp Jager với tầm nhìn mới và tư duy sâu rộng đã đưa công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất, điển hình là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, cánh tay robot,…tiêu biểu trong đó là hệ thống kho ván thông minh trong sản xuất nội thất lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, Jager dựa vào nền tảng phần mềm thiết kế tân tiến, hệ thống quản trị bằng ERP hiện đại, thay đổi hành vi mua sắm nội thất bằng cách tạo ra một quy trình minh bạch, dễ kiểm soát, giải phóng con người khỏi sự hoài nghi khi mua hàng. Với dây chuyền nhập khẩu trực tiếp từ Đức và vật liệu chất lượng cao từ Nhật Bản, nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager có thể cung cấp sản lượng lên tới 400.000 sản phẩm một năm.
Tháng 4/2020, Nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager đã đi vào hoạt động và hoàn thành rất nhiều đơn hàng lớn trong nước như khách sạn, bệnh viện, văn phòng,… cũng như xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài tiêu biểu là Nhật Bản, Anh, Úc,... Tuy nhiên, đến tận tháng 3/2021, nhà máy mới chính thức khánh thành. Đây được đánh giá là sự kiện được chờ đón rất nhiều trong ngành Nội thất.
Tại Lễ khánh thành, ông Lê Quốc Khánh – Giám đốc điều hành Nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager đã chia sẻ- khi bắt tay vào thực hiện, nhiều người đặt câu hỏi trong một môi trường cạnh tranh rất lớn, lại chịu tác động mạnh mẽ bởi dịch Covid-19, đây liệu có là một quyết định liều lĩnh đối với một doanh nghiệp như Jager hay không? Ông Khánh cho hay, với quyết tâm loại bỏ những việc phức tạp, cũng như sự không chính xác trong việc thiết kế mẫu mã bằng việc sử dụng công nghệ, bằng hệ thống tự động hóa, đồng thời giúp giảm sức lao động của con người, nhà máy đã hoàn thành trong 6 tháng.
Cũng theo ông Lê Quốc Khánh, khi thế giới phẳng hơn mỗi ngày, cơ hội chia đều cho bất cứ ai muốn nắm bắt. Không bỏ lỡ cơ hội này, chúng tôi đã tiên phong đón đầu làn sóng công nghệ 4.0 để đưa vào vận hành nhà máy kiểu mới Jager. Định vị mình là Trung tâm sản xuất nội thất 4.0 trong chuỗi cung ứng nhiều đối tác như: chủ đầu tư, nhà thầu, các công ty thiết kế, các công ty nội thất khác…, Jager đã nhanh chóng nhận định công nghệ chính là kim chỉ nam để doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu này.
Nếu như trước đây, không có phần mềm, doanh nghiệp mất 5 - 6 ngày để sản xuất tủ bếp thì bây giờ, với công nghệ phần mềm, 2 ngày là khoảng thời gian tính từ lúc đặt hàng đến giao hàng. Mô hình này giúp khách hàng của chúng tôi hài lòng hơn khi nhận được sản phẩm thiết kế chính xác 100% theo mẫu đặt hàng và đúng thời hạn cam kết.
Ông Lê Quốc Khánh, Giám đốc nhà máy Jager trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó
Đặc biệt, tại buổi lễ, Jager còn cho ra mắt Trung tâm nội thất “Nữ hoàng xanh” có diện tích lên đến 1.200m2, với những sản phẩm đầy độc đáo. Ông Khánh cho hay, “Nữ hoàng xanh” được thiết kế đặc biệt cùng những sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng cao hướng đến người dùng và công năng vượt trội. “Nữ hoàng xanh” sẽ không chỉ là một trung tâm nội thất đơn thuần mà còn là nơi để khách hàng tiếp cận với những sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ hàng đầu, tính năng vượt trội và thân thiện với môi trường.“Thương hiệu “Nữ hoàng xanh”là rất mới, nhưng thực tế đã được ấp ủ với tất cả tâm huyết, công sức của chúng tôi với thời gian không hề ngắn (từ 10 – 20 năm)”, ông Khánh cho biết thêm.
Trong buổi lễ khánh thành Nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager, Kyo York và đại diện Jager cũng đã trao các suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó tại 4 trường đại học Kiến trúc, Xây dựng, Mỹ thuật và Lâm nghiệp cũng như trao bằng chứng nhận đại lý chính thức cho các đại lý của Jager.
Gỗ Việt
- Ông Võ Quang Hà: Tôi muốn người Việt Nam được thụ hưởng những sản phẩm tốt nhất
- Vướng mắc trong thực hiện Nghị định 102: Cần tiếng nói đồng nhất
- "Đại bàng" cho ngành gỗ, tại sao không?
- Ông Nguyễn Phúc Thắng: Người dẫn dắt thị trường sàn gỗ trong tương lai
- Xu hướng kinh doanh tại Nhật: Sự đối nghịch giữa đồ nội thất và rượu whisky
- Sản phẩm gỗ mới: Cuộc cách mạng của ngành gỗ Việt Nam
- Tủ bếp: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ
- Giá dăm giảm: Doanh nghiệp hòa vốn, người dân chờ thời
- Công ty cổ phần Lâm Việt: Thay đổi dòng sản phẩm để thúc đẩy phát triển
- Cùng Jager tạo ra cuộc sống thông minh