Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Malaysia đã tăng lên và nhà máy sản xuất đồ nội thất sẽ sớm hoạt động trở lại.
Theo nguồn wood365.cn, với quy định mới nhất của Malaysia, các nhà máy sản xuất đồ nội thất có thể hoạt động trở lại dựa trên tỷ lệ tiêm phòng của công nhân.
Cụ thể, nếu trên 80% số lao động của công ty được tiêm vắc xin thì được tiếp tục làm việc với 100% năng lực sản xuất, nếu từ 60% đến 79% số lao động được tiêm vắc xin thì công ty sẽ tiếp tục làm việc ở mức 80% công suất; 40% đến 59% nhân viên đã được tiêm phòng thì công ty sẽ hoạt động trở lại với 60% năng lực sản xuất.
Giờ đây, nhiều công ty nội thất có số lượng nhân viên đã được tiêm hai liều vắc xin, đang đề nghị chính quyền địa phương cho phép hoạt động trở lại ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và buôn bán đồ nội thất ở bang Johor, một số ít công nhân từ các công ty nội thất lớn đã hoàn thành đợt tiêm hai liều thuốc, trong khi hầu hết công nhân từ các công ty khác đã được tiêm mũi đầu tiên.
Theo quy định giãn cách mới nhất của Malaysia, người lao động không cần phải đợi 14 ngày trước khi đi làm sau khi tiêm phòng đầy đủ. Do đó, các nhà sản xuất cũng gặp khó khăn trước quy định của Hội đồng thành phố Muar là sau khi tiêm vắc xin, phải đợi 14 ngày sau mới có thể tiếp tục công việc.
Các nhà máy nội thất của Malaysia sẽ hoạt động trở lại dựa trên tỷ lệ tiêm phòng của công nhân (Ảnh sản phẩm đồ nội thất của Malaysia)
Chủ tịch Hiệp hội Nội thất Muar đã đề nghị các cơ quan chức năng cho phép ngành nội thất hoạt động trở lại vì ngoài nhu cầu giải quyết các đơn hàng tồn đọng, các doanh nghiệp trong ngành còn phải nỗ lực để thu hút khách hàng trở lại.
Nhiều khách hàng trong nước và quốc tế đã hủy đơn đặt hàng đồ nội thất vì ngành sản xuất không được phép hoạt động do tác động bởi dịch Covid-19.
Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng trong ngành này đang tăng dần lên, vì vậy các doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động của ngành trở lại càng sớm càng tốt để tránh mất thêm khách hàng vào các thị trường khác.
Gỗ Việt
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản
- Chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D
- Nguyên liệu đầu vào vẫn thách thức ngành gỗ Việt Nam
- Dự báo giá gỗ xẻ tại Mỹ sẽ tăng trở lại vào mùa Thu
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp
- VIFOREST tiếp tục đề nghị Bộ Tài Chính xem xét áp khung giá xuất khẩu đối với mặt hàng ván bóc
- Ngành gỗ giao hàng theo FOB hay CIF: Covid -19 thúc đẩy nhanh xu hướng bán CIF
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn nhất cho Việt Nam
- Nga sẽ hủy bỏ hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn từ ngày 1/1/2022
- Kinh doanh mặt hàng viên nén: Tránh tư duy ăn xổi
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu