Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng khá
9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh ước đạt 201,2 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020. Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Anh đều có kim ngạch tăng mạnh.
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh trong tháng 9/2021 đạt 13 triệu USD, giảm 41,9% so với tháng 9/2020. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành trên cả nước phải thực hiện lệnh giãn cách, do đó hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị gián đoạn. Vì vậy, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh giảm liên tiếp trong 2 tháng qua. Tuy nhiên, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh ước đạt 201,2 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng chính xuất khẩu tới thị trường Anh trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 172,6 triệu USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu sang Anh chiếm 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Anh đều có kim ngạch tăng mạnh. Dẫn đầu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 78,3 triệu USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ đạt 41,5 triệu USD, tăng 28,5%; Ghế khung gỗ đạt 29,8 triệu USD, tăng 31,9%...
Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Anh, trong 8 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ, ván và ván sàn xuất khẩu tới Anh tăng rất mạnh đạt 4,1 triệu USD, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là mặt hàng cửa gỗ đạt 4 triệu USD, tăng 15%; đồ gỗ mỹ nghệ đạt 402 nghìn USD, tăng 22,7%...
Sản xuất đồ gỗ tại Công ty CP Lâm sản Nam Định (Ảnh minh họa, Nguồn: Gỗ Việt)
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Anh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong những tháng cuối năm 2021 rất tích cực, nhờ việc kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt từ phía Chính phủ.
Từ cuối tháng 9/2021 nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nới lỏng lệnh giãn cách, tình hình sản xuất bắt đầu, theo đó hoạt động xuất khẩu sẽ rất khả quan trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, việc tận dụng hiệu quả ưu đãi lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (Hiệp định UKVFTA) cũng góp phần tạo đà tăng trưởng khả quan của ngành gỗ sang thị trường Anh. Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%). Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ gỗ là một trong các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ Hiệp định UKVFTA.
Nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ của Anh cũng rất lớn, theo đó cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Anh rất khả quan.
Theo nguồn mordorintelligence.com, dự báo thị trường đồ nội thất gia đình tại Anh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 3,2% trong giai đoạn năm 2021 - 2026. Anh là thị trường đồ nội thất lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức. Anh nước tiêu thụ đồ nội thất gia đình thứ hai ở Tây Âu (WE) và là nhà nhập khẩu lớn thứ ba, chiếm khoảng 15% trị giá nhập khẩu của WE. Trong năm 2020, các hộ gia đình ở Anh đã mua đồ nội thất với trị giá khoảng 14,4 tỷ GBP.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 7/2021 Anh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 429,6 triệu USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 7 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 2,8 tỷ USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 cho Anh, sau Trung Quốc và EU, tuy nhiên tỷ trọng chỉ chiếm 7,9% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh. Do đó, vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác.
Hiệp định UKVFTA cũng sẽ giúp cân bằng lợi thế trong sân chơi thương mại cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Anh. Đồng thời, gia tăng tính minh bạch về tiêu chuẩn chất lượng. Từ đây, thương hiệu sản phẩm đạt chuẩn Anh quốc sẽ giúp hàng hóa Việt Nam trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ dễ dàng thâm nhập nhiều thị trường khác.
Ngoài ra, UKVFTA không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này sang Anh mà còn tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến gỗ. Tuy nhiên, bào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ.
Để khai thác hiệu quả lớn từ Hiệp định UKVFTA, các doanh nghiệp ngành gỗ cần đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
Gỗ Việt
- MEXICO: Đối thủ mới của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ !
- Sơn gỗ Sadolin: Giải pháp bảo vệ tiên tiến cho sản phẩm gỗ Việt
- Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đang đẩy sản xuất quay trở lại Trung Quốc
- Hapag-Lloyd xác nhận ngừng tăng giá cước vận chuyển
- Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Malaysia đã tăng lên và nhà máy sản xuất đồ nội thất sẽ sớm hoạt động trở lại.
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản
- Chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D
- Nguyên liệu đầu vào vẫn thách thức ngành gỗ Việt Nam
- Dự báo giá gỗ xẻ tại Mỹ sẽ tăng trở lại vào mùa Thu
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu