Mỹ là thị trường cung nguyên liệu lớn thứ hai cho Việt Nam
5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập nguyên liệu từ Mỹ đạt 133,13 triệu USD, chiếm 11% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước, giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 1,26 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ 2020. Về chủng loại, chiếm 92% giá trị nhập khẩu là gỗ tròn và gỗ xẻ. Trong đó, gỗ tròn nhập 84,21 nghìn m3, đạt 26,76 triệu USD và gỗ xẻ nhập 217,63 nghìn m3, đạt 95,37 triệu USD chiếm 72% giá trị nhập, là thị trường cung gỗ xẻ lớn nhất cho Việt Nam.
Các thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ chính cho Việt Nam gồm Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Thái Lan, Chile, Bỉ, Pháp, Đức,...
Mỹ là thị trường cung nguyên liệu lớn thứ hai cho Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập nguyên liệu từ Mỹ đạt 133,13 triệu USD, chiếm 11% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước, giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Mỹ là thị trường cung gỗ nguyên liệu lớn thứ hai cho Việt Nam
Nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ giảm, nhưng nhập khẩu gỗ từ các thị trường khác như EU lại tăng cao. Trong đó, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Camphuchia đạt 7.118.514 tăng 387% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Brazil đạt 50.082.992 USD tăng 111%; từ Trung Quốc đạt 445.675.927, tăng 72%; từ Đức 18.894.028 USD, tăng 55%;
Lý giải nguyên nhân nhập nguyên liệu từ Mỹ vào Việt Nam giảm, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, nguyên liệu sử dụng cho nội địa của Mỹ tăng cao, do tăng nhu cầu về xây dựng cơ bản trong nước tăng trên 10%, nhu cầu tiêu thụ trong nước lớn, khiến giá tăng cao từ 30-40% về giá so với các nguồn cung nguyên liệu từ Châu Âu và các nước khác. Dẫn tới tình trạng không đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu nội tại của Mỹ và thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cuộc chiến gỗ xẻ mềm giữa Canada và Mỹ, trong đó Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên gỗ xẻ mềm Canada, cũng như các khoản cho vay ưu đãi khiến người dân khu vực Bắc Mỹ đổ xô mua nhà, nâng cấp nhà cửa góp phần tăng giá gỗ Mỹ.
Thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021,dịch bệnh tại Mỹ chưa đượckiểm soát tốt, khiến việc khai thác, chế biến, vận chuyển khó khăn, giá nhân công đẩy giá gỗ xuất xưởng tăng vọt. Một phần nguyên nhân này khiến gỗ tăng cao.
Thiếu container rộng, giá cước vận tải tăng cao điều này đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng lên. Gây khó khăn đối với các nhà cung gỗ nguyên liệu.
Giá nhập nguyên liệu từ Mỹ tăng cao, không đủ nguồn cung khiến cho các nhà sản xuất tại Việt Nam chuyển dịch thị trường nhập khẩu gỗ có giá cạnh tranh hơn từ các nước EU để có nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu.
Nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước của Việt Nam ổn định có mức giá tăng thấp, nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn sử dụng gỗ từ nguồn trong nước. Điều này tạo ra lợi thế cho các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường, trong đó có thị trường Mỹ.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU tăng 37%
- Xuất khẩu viên nén nhiên liệu: Tránh bỏ trứng vào một giỏ
- Bảo vệ giá trị sản xuất từ Vaccine
- Dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ tăng
- Châu Âu chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng mạnh
- Nhập khẩu gỗ từ châu Phi tiếp tục tăng trong quý I/2021
- Bất động sản, hay là câu chuyện về sự phát triển ngành gỗ
- Mỹ áp thuế bán phá giá 668,38% đối với sản phẩm nệm của Việt Nam
- Nhập khẩu bộ phận mặt hàng tủ bếp cần kiểm soát chặt