Bảo vệ giá trị sản xuất từ Vaccine
Giá trị sản xuất công nghiệp tại Bắc Giang mất đi 2000 tỉ đồng mỗi ngày vì dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam, cùng với đó là hơn 140.000 công nhân phải nghỉ việc. Con số đau lòng đó đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết nhất những ngày này, cả ở khía cạnh kinh tế và ở cả khía cạnh tinh thần, xã hội.
Theo tính toán nhanh của các chuyên gia kinh tế, sản lượng hàng hóa của các khu vực công nghiệp trọng điểm sụt giảm trên 50% vì tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nó là sức ép nặng nề lên cả đất nước, cả về kinh tế, xã hội, thương mại. Và trong số những doanh nghiệp phải dừng sản xuất vì dịch Covid-19 tại Bắc Giang và cả Bắc Ninh, có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ chịu ảnh hưởng trong đợt dịch này.
Chắc hẳn chúng ta, những người trong ngành cũng không tránh khỏi sự xót xa khi giá trị của ngành sụt giảm, lớn hơn nữa, giá trị sản xuất của nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Đến bây giờ, mọi thứ đã không còn là câu hỏi, mà luôn là câu trả lời trong mọi trường hợp, chúng ta cần phải hành động quyết liệt để giảm thiểu những tổn thất của nền kinh tế, hạn chế mất mát về nguồn lực tài chính, nhân sự và giá trị công việc. Các doanh nghiệp trong khu chế xuất, các công nhân, người lao động là đối tượng sản xuất trực tiếp nhất, cũng là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Họ là những người tạo ra sản phẩm, giá trị gia tăng, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam, nhưng cũng là những người chịu tổn thương nhiều nhất vì dịch Covid-19 ở mọi khía cạnh.
Làm thế nào để khiến cho 2000 tỉ đồng không bị mất đi, hàng trăm nghìn công nhân được bảo vệ một cách an toàn không chỉ trong những ngày này mà cho cả thời gian sắp tới, khi dịch Covid-19 không thể chấm dứt hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn? Chúng ta chỉ có một lựa chọn, đó là tăng tốc tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các khu công nghiệp nói riêng và người lao động chế biến, sản xuất nói riêng trên cả nước. Người lao động an toàn thì doanh nghiệp mới vững vàng, sản xuất mới được hồi phục và phát triển. Chiến lược ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân ở các khu công nghiệp của Chính phủ đang nhận được sự ủng hộ và đồng thuận lớn của cả đất nước, chúng ta biết được giá trị của nguồn lao động và sức tác động lớn của các công nhân với sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã khẳng định rõ ràng, rằng “Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vaccine chống COVID-19 của Liên Hợp Quốc và hoàn toàn có thể giải quyết được đề nghị, mong muốn chính đáng của các DN, các hiệp hội. Mỗi một liều vaccine được tiêm cho các công nhân và người lao động cũng chính là lúc chúng ta tiết kiệm và bảo vệ 2000 tỉ đồng giá trị sản xuất mỗi ngày. Và ngành gỗ, một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế, cũng cần nhận được sự công bằng trong chiến dịch ưu tiên tiêm vaccine lần này của Chính phủ.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 134, tháng 06/2021)
- Dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ tăng
- Châu Âu chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng mạnh
- Nhập khẩu gỗ từ châu Phi tiếp tục tăng trong quý I/2021
- Bất động sản, hay là câu chuyện về sự phát triển ngành gỗ
- Mỹ áp thuế bán phá giá 668,38% đối với sản phẩm nệm của Việt Nam
- Nhập khẩu bộ phận mặt hàng tủ bếp cần kiểm soát chặt
- Canada áp thuế bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm ghế ngồi bọc nệm của Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 5/5/2021
- Hi vọng mới, áp lực cũ
- Xuất khẩu thương hiệu gỗ, tại sao không?
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu