Nhập khẩu gỗ từ châu Phi tiếp tục tăng trong quý I/2021
Lượng và giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam từ châu Phi tiếp tục tăng trong quý I/2021.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), năm 2020, Việt Nam nhập khẩu (NK) trên 668,23 nghìn m3 gỗ tròn và 372,23 nghìn m3 gỗ xẻ từ châu Phi, đạt 371,64 triệu USD, chiếm 15% tổng lượng nhập. Trong quý I/2021, lượng và giá trị nhập gỗ tròn và gỗ xẻ từ thị trường này tiếp tục tăng. Thống kê cho thấy, Việt Nam nhập 151,59 nghìn m3 gỗ tròn, đạt 54,89 triệu USD tăng 6% về lượng và 13% về giá trị nhập so với cùng kỳ năm 2020, đối với gỗ xẻ lượng nhập 104,07 nghìn m3 đạt 35,48 triệu USD tăng 5% về lượng nhưng giảm 1% về giá trị.
Các quốc gia cung gỗ tròn chính tại châu Phi trong quý I/2021 gồm: Cameroon cung 86,48 nghìn m3, chiếm 57% lượng nhập gỗ tròn từ châu Phi; Congo cung 13,45 nghìn m3, chiếm 9% lượng nhập; Nigeria cung 13,32 nghìn m3 chiếm 9% lượng nhập; South Africa cung 10,33 nghìn m3 chiếm 7% lượng nhập; lượng nhập còn lại thuộc về các thị trường khác như: South Africa, Angola…
Đối với gỗ xẻ, trong quý I/2021 các quốc gia tại châu Phi xuất chính cho Việt Nam gồm: Cameroon cung 28,34 nghìn m3 chiếm 27% tổng lượng nhập từ thị trường này; Angola cung 23,03 nghìn m3 chiếm 22%; Gabon cung 15,23 nghìn m3 chiếm 15%; South Africa cung 14,29 nghìn m3 chiếm 14%, còn lại thuộc về các thị trường khác như Nigeria, Ghana,…
Châu Phi là nguồn cung chính gỗ nhiệt đới cho Việt Nam với khoảng trên dưới 20 quốc gia cung gỗ và lượng nhập trên dưới 1,3 triệu m3 quy tròn mỗi năm. Lượng cung này chiếm khoảng 1/4 trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn. Riêng với gỗ tròn nhiệt đới, thị trường này là nguồn cung đứng đầu cho Việt Nam trong những năm gần đây. Đại dịch Covid-19 làm lượng nhập từ nguồn này giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao.
Gỗ nhập khẩu từ Châu phi về Việt Nam tăng trong 3 tháng đầu năm 2021
Theo VIFOREST hiện có khoảng 240 DN trực tiếp tham gia nhập khẩu gỗ từ châu Phi. Trong đó, số DN có quy mô nhỏ với lượng gỗ nhập từ 1.000 m3 trở xuống, chiếm gần 1/3, tuy nhiên, lượng gỗ mà các DN này NK chỉ chiếm khoảng dưới 1% trong tổng lượng nhập.
Châu Phi là một trong các nguồn cung gỗ nhiệt đới quan trọng cho Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động của chuỗi cung tại thị trường này phức tạp, và luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống quản trị rừng yếu kém. Giảm rủi ro về tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu từ thị trường châu Phi có vai trò sống còn đối với ngành gỗ Việt. Giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường này cần thực hiện trên cả khía cạnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong khâu nhập khẩu và tiêu dùng nội địa.
Gỗ Việt
- Bất động sản, hay là câu chuyện về sự phát triển ngành gỗ
- Mỹ áp thuế bán phá giá 668,38% đối với sản phẩm nệm của Việt Nam
- Nhập khẩu bộ phận mặt hàng tủ bếp cần kiểm soát chặt
- Canada áp thuế bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm ghế ngồi bọc nệm của Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 5/5/2021
- Hi vọng mới, áp lực cũ
- Xuất khẩu thương hiệu gỗ, tại sao không?
- Ngành chế biến gỗ vẫn có sức hút lớn
- Lo ngại rủi ro từ nguồn cung gỗ nhiệt đới nhập khẩu
- 3 tháng đầu năm 2021: Trung Quốc vẫn dẫn đầu về số dự án đầu tư vào Việt Nam trong ngành Gỗ
- Xây dựng chiến lược và giải pháp cho ngành gỗ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu