Năm 2021, thị trường đồ nội thất châu Âu đạt gần 140 tỷ Eur
Năm 2021, thị trường đồ nội thất châu Âu đạt gần 140 tỷ Eur, tăng hơn 10% so với năm 2020.
Theo Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Ý (CSIL), thị trường đồ nội thất châu Âu giảm 1% vào năm 2020 so với năm 2019, tuy nhiên đến năm 2021 thị trường đồ nội thất châu Âu đã tăng trở lại, đạt gần 140 tỷ Eur, tăng hơn 10% so với năm 2020.
Châu Âu vẫn đóng vai trò quan trọng trong thị trường đồ nội thất toàn cầu, là thị trường lớn thứ hai sau Châu Á Thái Bình Dương. Với gần 1 triệu công nhân đang làm việc tại khoảng 127.000 công ty sản xuất và trị giá sản xuất chiếm ít hơn 1/4 ngành nội thất toàn cầu, châu Âu đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp nội thất toàn cầu.
Theo CSIL, 87 trong số 200 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu ở cấp độ toàn cầu nằm ở Châu Âu. Điều này, mang lại cho các nhà sản xuất châu Âu một lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển năng lực sáng tạo được công nhận trên toàn thế giới. Tại Châu Âu, các thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất là Đức, Anh, Pháp và Ý, với trị giá chiếm hơn 60% tổng trị giá tiêu thụ đồ nội thất của Châu Âu.
Trong 10 năm qua, lĩnh vực bán lẻ đồ nội thất đã có những thay đổi, đặc biệt trong 3 năm gần đây, đại dịch đã thúc đẩy một sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng và gia tăng mạnh trong doanh số bán hàng trực tuyến. Thương mại điện tử sẽ tiếp tục là lĩnh vực bán hàng phù hợp ngay cả khi đại dịch chấm dứt.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ba Lan tăng mạnh
- Khan hiếm container khiến ngành nội thất của Indonesia gặp nhiều khó khăn
- Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn trên thị trường thế giới
- Đồ nội thất tại Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng nhanh về đơn đặt hàng mới
- 2022 - năm ‘leo giá’ của đồ gỗ nội thất
- Đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ 16 tỉ USD trong năm 2022 có quá thận trọng?
- Doanh nghiệp RCEP được miễn nhiều thuế kể từ ngày 1/1/2022
- Ngành gỗ Bình Định: Tiếp cận thị trường ở một góc độ mới
- Năm 2021, thị trường nội thất văn phòng thế giới ước tính đạt 50 tỷ USD
- Năm 2021, xuất khẩu ghế khung gỗ ước tính đạt 3,5 tỷ USD
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh