Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn trên thị trường thế giới
Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng, nhưng thị phần trong tổng nhập khẩu của EU, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc giảm.
Bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn trên thị trường thế giới vẫn tăng mạnh trong 10 tháng năm 2021. Dẫn đầu là thị trường EU đạt 20,9 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2020; Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt 20,4 tỷ USD, tăng 37,8%; Anh đạt 4 tỷ USD, tăng 39,3%...
Trong số 5 thị trường nhập khẩu chính đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam, chỉ có thị trường Hoa Kỳ có tỷ trọng nhập khẩu tăng từ Việt Nam, còn lại các thị trường khác đều giảm tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, mặc dù đại dịch Covid-19 và xung đột thương mại toàn cầu diễn biến gay gắt, nhưng Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng nhanh sang thị trường Hoa Kỳ góp phần thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam có kết quả ấn tượng trong năm 2021.
EU là thị trường tiềm năng mà ngành gỗ hướng tới trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, bởi nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU rất lớn, tuy nhiên thị phần của Việt Nam tại EU còn rất thấp. Nhiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao làm hạn chế nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ vào EU.
Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác tối đa những ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường này trong thời gian tới.
Triển vọng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ được thúc đẩy nhờ nhu cầu tăng trên thị trường thế giới, theo Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), năm 2022, thị trường đồ nội thất toàn cầu (100 quốc gia được khảo sát) sẽ tăng trưởng khoảng 4%. Trong số các thị trường lớn (tiêu thụ đồ nội thất dự báo trên 5 tỷ USD), các nước sẽ có sự phục hồi tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất là các nước thuộc châu Âu và châu Á.
Gỗ Việt
- Đồ nội thất tại Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng nhanh về đơn đặt hàng mới
- 2022 - năm ‘leo giá’ của đồ gỗ nội thất
- Đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ 16 tỉ USD trong năm 2022 có quá thận trọng?
- Doanh nghiệp RCEP được miễn nhiều thuế kể từ ngày 1/1/2022
- Ngành gỗ Bình Định: Tiếp cận thị trường ở một góc độ mới
- Năm 2021, thị trường nội thất văn phòng thế giới ước tính đạt 50 tỷ USD
- Năm 2021, xuất khẩu ghế khung gỗ ước tính đạt 3,5 tỷ USD
- Ashley một lần nữa mở rộng sản xuất đồ nội thất
- Nguyên liệu gỗ nhập khẩu sẽ thiết lập mặt bằng giá mới?
- Đồ nội thất bằng gỗ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường Đức
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu