Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Xây dựng mô hình tổ chức thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo nhóm liên kết với doanh nghiệp chế biến hiệu quả và bền vững, các chuyên gia kiến nghị 5 nhóm giải pháp.
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) không chỉ là xu thế khách quan toàn cầu trong quản trị rừng mà còn là yêu cầu tất yếu của thị trường gỗ và lâm sản trên thế giới nhằm hướng tới đảm bảo quản lý bền vững tài nguyên rừng bền vững theo yêu cầu của các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
Mặc dù Việt Nam tiếp cận với QLRBV và CCR từ đầu những năm 2000, sau nhiều năm triển khai các kết quả đạt được rất hạn chế, đạt khoảng 200 nghìn ha rừng có CCR vào năm 2017, toàn bộ do Tổ chức CCR FSC cấp.
Thời điểm quan trọng có thể được coi là bước ngoặt lớn trong thúc đẩy thực hiện QLRBV và CCR ở Việt Nam là lần đầu tiên QLRBV và CCR được quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án QLRBV và CCR theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 (gọi tắt là Đề án 1288), trong đó giao Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập Hệ thống CCR quốc gia (VFCS) và hợp tác với tổ chức CCR quốc tế PEFC để thực hiện cấp CCR theo hệ thống quốc gia PEFC/VFCS theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và đã đặt mục tiêu có được một triệu ha CCR vào năm 2030. Nhờ đó, cả nước hiện có khoảng gần 600 nghìn ha CCR, trong đó chứng chỉ FSC khoảng 410 nghìn ha và chứng chỉ PEFC/VFCS khoảng 183 nghìn ha.
Hiện tại, cả nước hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình đang quản lý gần 2 triệu ha rừng trồng sản xuất, chiếm khoảng 50% diện tích rừng trồng sản xuất cả nước, chủ yếu là các loài cây mọc nhanh (keo, bạch đàn).
Theo kết quả điều tra, tính đến tháng 10 năm 2024, trong tổng số diện tích rừng được cấp chứng chỉ, diện tích rừng do hộ gia đình, cá nhân được cấp theo hình thức chứng chỉ nhóm là: 300.816 ha, chiếm 50%. Trong đó, hình thức liên kết với doanh nghiệp chế biến gỗ đứng ra làm đại diện nhóm và thu mua gỗ có chứng chỉ là chủ yếu, khoảng 220.000 ha (chiếm 73,3%); các diện tích còn lại là cấp chứng chỉ nhóm theo hình thức hội chủ rừng và hợp tác xã.
Việc xây dựng mô hình liên kết chủ rừng quy mô nhỏ liên kết với doanh nghiệp chế biến gỗ với thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ cho nhóm hộ gia đình trồng rừng là rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, thúc đẩy phát triển hệ thống CCR Quốc gia, góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm gỗ Việt trên thị trường quốc tế.
Để nhân rộng mô hình này, các chuyên gia cho rằng, thứ nhất, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hộ gia đình trong thực hiện QLRBV và CCR. Theo đó: phải đem lại lợi ích rõ ràng cho các bên tham gia; đối với chủ rừng, cần phải được thấy rõ không chỉ là lợi ích trước mặt (giá trị gia tăng từ bán gỗ có chứng chỉ) mà cần quan tâm cả lợi ích dài hạn như tăng năng suất, chất lượng rừng, sản lượng gỗ lớn, duy trì tính bền vững.
Thứ hai, cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp và chính quyền địa phương cần tăng cường vai trò trong việc hỗ trợ thành lập các nhóm hộ chủ rừng, các ban đại diện nhóm nhằm tạo mối liên kết phải thực sự chặt chẽ về tổ chức, trong đó có sự tham gia sâu của đại diện chủ rừng vào ban đại diện nhóm; hỗ trợ nhóm trong việc xây dựng quy chế hoạt động của nhóm để quy định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm của các bên, nhằm giảm thiểu rủi ro cho chủ rừng cũng như doanh nghiệp.
Thứ ba, về phía các địa phương tăng cường thu hút các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư, xây dựng nhà máy gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương, từ đó các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, liên kết với chủ rừng hộ gia đình trong phát triển vùng nguyên liệu có CCR, bền vững, thực sự gắn kết lâu dài giữa nhà máy và người trồng rừng.
Thứ tư, cần triển khai, áp dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước về hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, chính sách hỗ trợ cấp CCR để giản bớt khó khăn về tài chính ban đầu cho doanh nghiệp, chủ rừng.
Thứ năm, các địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ liên quan như giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cung cấp các cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện trạng rừng... đảm bảo các điều kiện thực hiện gỗ hợp pháp, và là dữ liệu quan trọng trong thực hiện QLRBV và cấp CCR.
Gỗ Việt
- Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh
- Xúc tiến, liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
- Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR
- Thực thi EUDR: Doanh nghiệp vừa đi vừa dò đường
- Tăng trưởng xuất khẩu gỗ: Thiếu yếu tố bền vững
- Tự cường trên chuỗi cung ứng
- Hội đồng quản trị quốc tế FSC cho phép ban hành "FSC phù hợp với EUDR"
- Khởi động sáng kiến Hộ chiếu Vườn quốc gia
- Làng nghề gỗ xoay chuyển tìm hướng đi mới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu