Nhập khẩu gỗ lim mạnh trong tháng đầu năm 2022
Tháng 1/2022, nhập khẩu gỗ lim tăng 162,0% về lượng và tăng 183,7% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 143,4% về lượng và tăng 151,5% về trị giá, đạt 50 nghìn m³, trị giá 21,2 triệu USD, chiếm 11,8% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam tháng 1/2022 đạt 424,4 nghìn m³, trị giá 162,4 triệu USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 37,3% về lượng và giảm 21,0% về trị giá.
Tháng 1/2022, lượng nhập khẩu các chủng loại gỗ lớn như: gỗ thông, dương, gõ, dẻ gai… giảm so với tháng 12/2021 và giảm so với tháng 1/2021… Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại tăng như: gỗ lim, hương, sến, xoan, gụ…
Cụ thể, nhập khẩu gỗ thông lớn nhất chiếm 12,4% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong tháng đầu năm 2022, đạt 52,5 nghìn m³, trị giá 15,2 triệu USD, giảm 3,3% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 69,2% về lượng và giảm 59,1% về trị giá.
Nhập khẩu gỗ dương đạt 24,8 nghìn m³, trị giá 11,8 triệu USD, giảm 3,1% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 37,2% về lượng và giảm 11,8% về trị giá.
Nhập khẩu gỗ gõ đạt 16,1 nghìn m³, trị giá 6,5 triệu USD, giảm 23,3% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 9,5% về lượng và giảm 16,1% về trị giá.
Trái lại, nhập khẩu gỗ lim trong tháng đầu năm 2022 tăng 162,0% về lượng và tăng 183,7% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 143,4% về lượng và tăng 151,5% về trị giá, đạt 50 nghìn m³, trị giá 21,2 triệu USD, chiếm 11,8% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu gỗ hương tăng 0,2% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 10,7% về lượng và tăng 32,8% về trị giá, đạt 14,1 nghìn m³, trị giá 7,6 triệu USD.
Tháng 1/2022, giá nhập khẩu bình quân các loại gỗ nguyên liệu của Việt Nam đạt 382,8 USD/m³, giảm 2,5% so với tháng 12/2021; tuy nhiên so với tháng 1/2021 tăng 25,9%.
Về thị trường, tháng 1/2022, lượng nhập khẩu từ các thị trường như: Trung Quốc, Thái Lan, Braxin, New Zealand, Chilê… giảm so với tháng 12/2021 và giảm so với tháng 1/2021… Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ một số thị trường tăng như: Camêrun, Nga, Cônggô…
Nhập khẩu gỗ lim tăng trong tháng đầu năm 2022. Ảnh Gỗ Việt (Chụp tại Chợ gỗ Tài Anh)
Cụ thể, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc lớn nhất, chiếm 13,7% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong tháng đầu năm 2022, đạt 57,9 nghìn m³, trị giá 29,5 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 44,4% về lượng và giảm 22,2% về trị giá.
Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Thái Lan đạt 43,5 nghìn m³, trị giá 11,0 triệu USD, giảm 20,8% về lượng và giảm 16,0% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 27,1% về lượng và giảm 14,4% về trị giá.
Trái lại, nhập khẩu từ thị trường Camêrun tăng 129,0% về lượng và tăng 104,7% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 125,0% về lượng và tăng 135,6% về trị giá, đạt 56,6 nghìn m³, trị giá 23,3 triệu USD, chiếm 13,3% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, nhập khẩu từ thị trường Nga tăng 31,2% về lượng và tăng 30,8% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 77,7% về lượng và tăng 175,1% về trị giá, đạt 15,2 nghìn m³, trị giá 7,4 triệu USD.
Gỗ Việt
- Năm 2021, thị trường đồ nội thất châu Âu đạt gần 140 tỷ Eur
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ba Lan tăng mạnh
- Khan hiếm container khiến ngành nội thất của Indonesia gặp nhiều khó khăn
- Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn trên thị trường thế giới
- Đồ nội thất tại Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng nhanh về đơn đặt hàng mới
- 2022 - năm ‘leo giá’ của đồ gỗ nội thất
- Đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ 16 tỉ USD trong năm 2022 có quá thận trọng?
- Doanh nghiệp RCEP được miễn nhiều thuế kể từ ngày 1/1/2022
- Ngành gỗ Bình Định: Tiếp cận thị trường ở một góc độ mới
- Năm 2021, thị trường nội thất văn phòng thế giới ước tính đạt 50 tỷ USD
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh