Nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong 2 tháng cuối năm
Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đã phục hồi trở lại trong tháng 10/2021 mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa cao, nhưng tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này trong 2 tháng cuối năm rất khả quan.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong tháng 9/2021 đạt 50,2 triệu USD, giảm 30,5% so với tháng 9/2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 681,3 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Tủ bếp là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt 510,4 triệu USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 74,9% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp. Mặt hàng tủ bếp xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2021, với kim ngạch xuất khẩu đạt 458,5 triệu USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường như Nhật Bản, Anh, Chilê, EU… Ngoài mặt hàng tủ bếp xuất khẩu, còn một mặt hàng khác trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2021 như mặt hàng bàn bếp đạt 77,1 triệu USD, tăng 0,5%; Đồ gia dụng nhà bếp đạt 76,4 triệu USD, tăng 25,2%; Kệ bếp đạt 11,1triệu USD, tăng 38,7%...
9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 527,9 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 77,5%, tăng 5,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng mạnh tới thị trường EU, Anh, Canada và Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia lại giảm.
Sản xuất mặt hàng tủ bếp tại Công ty CP Phú Tài, chi nhánh Đồng Nai. Ảnh Gỗ Việt
Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đã phục hồi trở lại trong tháng 10/2021. Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong tháng 10/2021 đạt 56 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 10 tháng năm 2021 đạt 736,9 triệu USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa cao, nhưng tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này trong 2 tháng cuối năm rất khả quan, bởi đúng vào thời điểm mà nhu cầu thị trường tăng cao đối với các sản phẩm nội thất nhà bếp đáp ứng cho mùa lễ tết, thị trường nhà ở cải tạo, nhà ở mới được hoàn thiện.
Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và đẩy nhan tiến độ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cũng thúc đẩy nhanh hoạt động sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng đồ nội thất nhà bếp. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng cơ hội của thị trường trong các tháng cuối năm để bù đắp mức giảm về xuất khẩu trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã và đang được hưởng nhiều thuận lợi, ưu đãi từ các FTA. Đây là nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Gỗ Việt
- Tăng năng lực cạnh tranh ngành gỗ bằng công nghệ
- IKEA có kế hoạch chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn sang Thổ Nhĩ Kỳ
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 7 cho Đức
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng khá
- MEXICO: Đối thủ mới của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ !
- Sơn gỗ Sadolin: Giải pháp bảo vệ tiên tiến cho sản phẩm gỗ Việt
- Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đang đẩy sản xuất quay trở lại Trung Quốc
- Hapag-Lloyd xác nhận ngừng tăng giá cước vận chuyển
- Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Malaysia đã tăng lên và nhà máy sản xuất đồ nội thất sẽ sớm hoạt động trở lại.
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu