Tăng năng lực cạnh tranh ngành gỗ bằng công nghệ
Những thay đổi về con số của ngành gỗ trong những năm gần đây tạo ấn tượng mạnh mẽ, đứng thứ 2 khu vực châu Á và Top 5 trên thế giới, và gần đây ngành gỗ Việt Nam đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia cung cấp đồ nội thất lớn cho Mỹ, quốc gia chiếm tới 25% tổng nhu cầu tiêu dùng của toàn cầu. Đổi mới công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng giúp ngành gỗ “thăng hạng”.
Nâng chất ngành gỗ
Bắt đầu từ con số xuất khẩu trên 219 triệu USD của cả nước vào năm 2002, khi đó ngành gỗ mới chỉ có vỏn vẹn khoảng chục doanh nghiệp (DN) tham gia vào xuất khẩu gỗ và sản phẩm. Hai mươi năm sau, con số này đã tăng lên trên 5.000 DN.
Theo con số thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và PTNT và giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 đạt mức trên 12,3 tỷ USD tăng 55 lần so với 2 thập kỷ trước.
Thúc đẩy sự tăng trưởng này phải kể đến sự đóng góp của các DN có vốn đầu từ nước ngoài vào Việt Nam đầu tư vào ngành gỗ và họ xây dựng được chuỗi liên kết của mình cũng như những vệ tinh của họ phát triển theo.
Bên cạnh đó, là sự thay đổi, dám thay đổi của DN Việt để tiếp cận với các dòng sản phẩm mới vốn là lợi thế của các doanh nghiêp FDI khi họ nắm giữ đầu ra và có sẵn hệ thống phân phối ở các thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, điều tạo lên sức bật của ngành gỗ, không thể kể tới yếu tố công nghệ. Ông Đỗ Xuân Lập- Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam- nhận định, ngành gỗ Việt, của 2 thập kỷ trước từ chỗ sử dụng máy cưa vòng, đục, đẽo, nay nhiều máy móc hiện đại đã được sử dụng trong các nhà máy chế biến gỗ từ 2D cho tới CNC,…và các máy móc hiện đại được lắp đặt theo dây chuyền chỉ cần những thao tác cơ bản của con người.
Trong báo cáo ban đầu về Chuyển đổi số tại ngành gỗ Việt Nam do ban IV phối hợp với các Hiệp hội thực hiện, cho thấy có tới 58% DN được hỏi xác nhận rằng công ty mình đang áp dụng một số hình thức chiến lược kỹ thuật số, đồng thời mục tiêu ưu tiên mà các DN hướng tới trong 2-3 năm tới đầu tiên là áp dụng chuyển đổi số để tăng năng suất và thứ hai tăng doanh thu, giảm chi phí và tim kiếm thị trường mới. 80% số DN được hỏi này cũng khẳng định chuyển đổi số là cốt lõi cho sự phát triển kinh doanh chiến lược trong tương lai của họ.
Thay đổi và thích ứng
Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó, các DN cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã mở cửa sau khi “bão” Covid-19 đi qua, DN cần quay trở lại sản xuất nhưng nhân lực là một thách thức lớn. Các chuyên gia nhận định, các DN cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất giúp DN tăng năng suất lao động, giảm nhân công, kiểm soát được sản phẩm từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm. Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.
Đối diện với tình trạng thiếu lao động, các DN ngành gỗ đang sử dụng nhiều biện pháp để giữ chân người lao động. Nhưng trong trung và dài hạn, các DN đang tính phương án nâng cấp công nghệ trong nhà máy.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, điều này chỉ có thể thực hiện được đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất đồng bộ cao. Đổi mới công nghệ bao gồm cả đổi mới về thiết kế, mẫu mã sản phẩm. Đây là một trong những điểm yếu của ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay.
Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Fusion Vina (Bắc Giang). Ảnh Gỗ Việt
Ông Nguyễn Liêm- Tổng giám đốc Công ty CP Lâm Việt- chia sẻ, thay đổi công nghệ, thiết bị được DN đánh giá đó là bài toán cho trung và dài hạn. Tuy nhiên, thiết bị nào phù hợp với dòng hàng nào lại là một vấn đề. Nếu dòng hàng đó có số lượng đặt hàng ổn định năm này qua năm khác, mẫu mã giống nhau thì cần đầu tư máy móc. Nếu số lượng đơn hàng ít, 500 - 1.000 cái/tháng thì việc nhập thiết bị tự động là không hiệu quả. Việc đầu tư dây chuyển công nghệ ngoài đơn hàng đủ lớn thì còn đòi hỏi DN có đủ nguồn lực tài chính, công nhân chuyên nghiệp, đội ngũ quản trị có năng lực… Với DN như Lâm Việt, đây là bài toán trong 6 tháng tới, khi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trở lại bình thường, DN mới có thể tính đến.
Ở góc độ người làm ngành công nghệ, theo ông Hoàng Nam Tiến- Chủ tịch FPT Telecom- nếu như trước dịch DN nước ngoài còn băn khoăn đưa người máy vào xưởng sản xuất, thì sau dịch nhiều DN sẽ sử dụng người máy thay thế công nhân Việt Nam, nhất giá của robot sẽ giảm đi rất nhanh, từ mức khoảng 300 nghìn USD giờ giảm xuống chỉ còn khoảng 40 ngàn USD. Khi đó, chúng ta sẽ không thể nào chạy đua được cả về năng suất lao động cũng như thời gian làm việc liên tục.
Đặc biệt, lãnh đạo FPT cho hay đến thời điểm này ông chưa gặp DN nào chưa chuyển đổi mà chết, nhưng bản thân ông cũng không biết 5 năm nữa DN chưa chuyển đổi số có còn tồn tại hay không? Đây chắc chắn là câu hỏi lớn.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9/2021 đạt 701,2 triệu USD, giảm 39,5% so với tháng 9/2020. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11,1 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020. Bà Bùi Thanh An- Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)- cho biết, mặc dù có những khó khăn do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng với ngành công nghiệp nội thất, cơ hội cho DN Việt đang rộng mở do các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan đều tăng ở mức khoảng 50% so với cùng kỳ.
Cơ hội thị trường rất rộng mở đòi hỏi DN không ngừng tìm kiếm phương án thích nghi với điều kiện mới, từ việc giữ chân người lao động, tìm kiếm ổn định nguồn cung nguyên liệu đến cả việc ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại để giảm thiểu phụ thuộc nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển mạnh thời gian qua nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công khá thấp. Tuy nhiên, chi phí nhân công không còn thấp nữa đang trở thành một áp lực cho các DN. Trong khi khách hàng luôn yêu cầu đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải tinh tế, đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, vì vậy tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ. Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao.
Vậy bài toán đào tạo lao động Việt Nam trong nền kinh tế ai sẽ giải?. Ông Hoàng Nam Tiến cho rằng đây là trách nhiệm của Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ cũng cần đào tạo cho người làm chủ cả về lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo địa phương và các "ông chủ" DN. "Tôi muốn nói là đào tạo chứ không phải dự hội thảo", ông Tiến nhấn mạnh.
Vũ Huy (Gỗ Việt số 138, tháng 10 năm 2021)
- IKEA có kế hoạch chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn sang Thổ Nhĩ Kỳ
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 7 cho Đức
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tăng khá
- MEXICO: Đối thủ mới của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ !
- Sơn gỗ Sadolin: Giải pháp bảo vệ tiên tiến cho sản phẩm gỗ Việt
- Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đang đẩy sản xuất quay trở lại Trung Quốc
- Hapag-Lloyd xác nhận ngừng tăng giá cước vận chuyển
- Tỷ lệ tiêm vắc xin ở Malaysia đã tăng lên và nhà máy sản xuất đồ nội thất sẽ sớm hoạt động trở lại.
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản
- Chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu