Tập huấn trực tuyến về quản lý và kiểm soát gỗ xuất, nhập khẩu cho cán bộ kiểm lâm và hải quan
Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện diện tại trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đem lại cho ngành những điều kiện thuận lợi nhất định, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong số đó là việc đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp cho ngành. Nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ kiểm lâm và hải quan về các kiến thức liên quan đến quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu, Tổng cục Lâm nghiệp đã liên tục tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến trong thời gian từ 27/9/2021 tới 2/10/2021.
Các khóa đào tạo, tập huấn này nằm trong khuôn khổ dự án Kiểm soát gỗ hợp pháp trong xuất, nhập khẩu gỗ tại Việt Nam do Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) tổ chức cho cán bộ kiểm lâm và hải quan trong các ngày từ 27/9 – 02/10/2021.
Đã có gần 200 đại biểu đến từ các chi cục Hải quan và Kiểm lâm các tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu và một số đơn vị liên quan tham gia khóa học bằng hình thức trực tuyến.
Các khoá đào tạo trực tuyến được thiết kế tập trung vào các vấn đề tình hình thương mại gỗ trên thế giới và ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, những quy định quốc tế liên quan đến gỗ hợp pháp; Thông tin về hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU và những cam kết chính của Hiệp định; Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; Quy trình, thủ tục, hồ sơ hợp pháp đối với gỗ nhập khẩu theo cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT và Nghị định 102/2020/NĐ-CP; Kỹ năng nhận biết về các loài gỗ nhập khẩu có rủi ro cao và cách phân biệt các loại gỗ nhập khẩu và các nguy cơ rủi ro gắn với xuất xứ vùng địa lý…. Những nội dung này sẽ hỗ trợ cho cán bộ kiểm lâm và hải quan thực hiện tốt hơn việc quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu hợp pháp.
Các cán bộ hải quan, kiểm lâm tham gia khóa đào tạo được tổ chức bởi Tổng cục Lâm nghiệp (Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp)
Theo ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết thời gian qua ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 9/2021 đạt 821 triệu USD, luỹ kế 9 tháng đạt 11,97 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là 11,14 tủ USD. Song song với đó, trong 9 tháng qua, chúng ta cũng đã nhập khẩu khoảng 2,275 tỷ USD. Đến nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế đã đem lại cho ngành những điều kiện thuận lợi nhất định, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp cho ngành chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu.
Bà Nguyễn Tuyết Trinh, Trưởng đại diện Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho rằng, để nhằm bảo đảm lộ trình thực hiện VPA/FLEGT mà Việt Nam đã ký với Liên minh Châu Âu EU, thì việc tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ kiểm lâm và hải quan, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc lâm sản có vai trò đặc biệt quan trọng.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ và lâm sản trong tháng 9 năm 2021 giảm 8,2% so với tháng 8/2021
- Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Malaysia tăng 39,4%
- 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á tăng mạnh
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Canada: Doanh nghiệp cần lưu ý thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa
- Giá gỗ nội địa của Nhật Bản tăng
- Xuất khẩu gỗ của Nhật Bản sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh
- Ai Cập sẽ áp dụng Hệ thống thông quan điện tử một cửa từ ngày 1/10/2021
- 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ tần bì từ EU giảm 7,3% về lượng
- Doanh thu của các nhà sản xuất đồ nội thất Anh đạt mức cao trong tháng 6 năm 2021
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm nhẹ trong tháng 8 năm 2021
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng