Ai Cập sẽ áp dụng Hệ thống thông quan điện tử một cửa từ ngày 1/10/2021
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đã nhận được tài liệu chính thức của Bộ Tài chính Ai Cập giải đáp về Hệ thống thông quan điện tử một cửa (ACI) sẽ được Hải quan áp dụng từ ngày 01/10/2021, kéo dài thêm 3 tháng so với thời điểm dự kiến ban đầu từ 01/07/2021.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, nhằm tự động hóa quy trình hải quan, đơn giản hóa thủ tục và giảm thời gian thông quan, Ai Cập đang áp dụng thử nghiệm Hệ thống thông quan điện tử một cửa mới (ACI system) theo Nghị định số 38/2021 của Bộ Tài chính.
Theo đó hàng hóa phải được đăng ký trên hệ thống điện tử ít nhất 48 giờ trước khi vận chuyển từ nước xuất khẩu. Đối tượng bị điều chỉnh bởi quy định này là các công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ thông quan và công ty vận chuyển đường biển/hàng không. Do đó doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường cần phối hợp với đối tác nhập khẩu và hãng vận tải trong khai báo thông tin theo đúng quy định. Thông tin chi tiết về hệ thống ACI được đăng tải chính thức tại địa chỉ: https://www.nafeza.gov.eg.
Trước đó, Bộ Tài chính nước này cho biết Hệ thống một cửa được quản lý bởi công ty Dịch vụ Công nghệ Misr (MTS) sẽ được triển khai chính thức từ ngày 01/7/2021. Khi đó hàng hóa vận chuyển vào Ai Cập bắt buộc phải thông qua hệ thống ACI.
Bộ trưởng Tài chính cũng chỉ đạo cơ quan Hải quan cấm thông quan bất kỳ hàng hóa nào không đăng ký trước qua hệ thống ACI kể từ ngày 01/7/2021. Tuy nhiên thời hạn áp dụng Hệ thống quản lý này được kéo dài thêm 3 tháng, bắt đầu từ ngày 1/10/2021. Toàn bộ tài liệu chính thức nêu trên (bản tiếng Anh) được chia sẻ tại: ACI (Educational Material).
Do thời điểm Hải quan Ai Cập chính thức áp dụng sắp đến, Thương vụ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nhanh chóng nghiên cứu tài liệu và đăng ký tài khoản (trên trang web chính thức NAFERA) cũng như phối hợp với đối tác nhập khẩu để có thể thử nghiệm trước hệ thống.
Gỗ Việt
- 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ tần bì từ EU giảm 7,3% về lượng
- Doanh thu của các nhà sản xuất đồ nội thất Anh đạt mức cao trong tháng 6 năm 2021
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm nhẹ trong tháng 8 năm 2021
- Gia hạn thời hạn ban hành quyết định đối với yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn văn phòng và ghế có xuất xứ từ Trung Quốc và Ma-lai-xi-a
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Australia
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh trong nửa đầu tháng 8/2021
- Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu xuất khẩu đồ nội thất đạt 10 tỷ USD vào năm 2023
- VIFOREST gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
- Luật Lâm nghiệp sửa đổi của Trung Quốc: Thúc đẩy nỗ lực chống khai thác gỗ bất hợp pháp
- Nửa đầu năm 2021 xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng 67%
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh