Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Australia
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Australia, kim ngạch trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 103,1 triệu USD, tăng 72,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia trong tháng 6/2021 đạt 138,64 triệu USD, tăng 9,7% so với tháng 6/2020. Trong 6 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia đạt 871,54 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia tăng cao là do trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng Australia hạn chế đi lại và tích lũy nhiều tiền mặt hơn, muốn cải tạo, sửa chữa và thay thế đồ nội thất trong gia đình. Cùng với đó, thị trường nhà ở hoạt động mạnh mẽ cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất tại Australia tăng cao.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Australia, kim ngạch trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 103,1 triệu USD, tăng 72,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 11,8% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia, tăng 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, do đó còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.
Australia tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ trong 6 tháng đầu năm 2021, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp. Trong đó, dẫn đầu là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 358,14 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 41,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 280,7 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 32,2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Trong đó, Australia nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh trong nửa đầu tháng 8/2021
- Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu xuất khẩu đồ nội thất đạt 10 tỷ USD vào năm 2023
- VIFOREST gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
- Luật Lâm nghiệp sửa đổi của Trung Quốc: Thúc đẩy nỗ lực chống khai thác gỗ bất hợp pháp
- Nửa đầu năm 2021 xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng 67%
- Mỹ là thị trường cung nguyên liệu lớn thứ hai cho Việt Nam
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU tăng 37%
- Xuất khẩu viên nén nhiên liệu: Tránh bỏ trứng vào một giỏ
- Bảo vệ giá trị sản xuất từ Vaccine
- Dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ tăng
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh