Tọa đàm “Xung đột Nga – Ukraina và tác động tiềm tàng tới ngành gỗ Việt Nam”
Ngày 9/3/2022 tới (9h30-11h30), các Hiệp hội VIFOREST, HAWA, BIFA, DOWA, FPA Bình Định phối hợp tới tổ chức Forest Trends tổ chức tọa đàm trực tuyến “Xung đột Nga – Ukraina và tác động tiềm tàng tới ngành gỗ Việt Nam”.
Xung đột Nga – Ukraina đang tạo ra những tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Từ góc độ ngành gỗ, Nga không phải là nguồn cung gỗ nguyên liệu quan trọng của Việt Nam (lượng gỗ nguyên liệu từ Nga chỉ chiếm khoảng 0,05-0,06% trong tổng lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam mỗi năm). Nga cũng không phải là thị trường quan trọng cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Nga chiếm 0,05-0,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Việt Nam). Tuy nhiên, xung đột có thể gây ra lớn cho ngành gỗ Việt Nam, bởi luồng cung gỗ nguyên liệu từ Nga vào Trung Quốc và Châu Âu với lượng cung mỗi năm lên tới khoảng 15 triệu m3 có thể bị đứt gãy, từ đó gây ra thiếu hụt nguồn cung tại các thị trường này. Điều này có thể dẫn đến các thị trường này sẽ tìm kiếm các nguồn thay thế, từ đó sẽ tác động trực tiếp tới khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam.
Để nhận định được những tác động và đề xuất những giải pháp thích ứng của cộng đồng ngành gỗ trong bối cảnh xung đột giữa Nga – Ukraina; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Hội Gỗ và TCMN tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm “Xung đột Nga – Ukraina và tác động tiềm tàng tới ngành gỗ Việt Nam”.
Thời gian: Từ 9:30 - 11:30, Thứ 4 ngày 09 tháng 03 năm 2022
Hình thức: trực tuyến trên nền tảng Zoom
Tọa đàm được tổ chức với mục tiêu Cập nhật thông tin về thực trạng thương mại Việt Nam – Nga về gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Nga, các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nga. Tìm hiểu tầm quan trọng nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga cho các thị trường lớn, bao gồm Trung Quốc và EU và đánh giá tác động của Xung đột Nga – Ukraine với nguồn cung này trong tương lai và phân tích tác động của sự thay đổi nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga tới ngành gỗ Việt Nam, cả về khía cạnh gỗ nguyên liệu nhập khẩu, các mặt hàng gỗ xuất khẩu và nguồn gỗ rừng trồng trong nước trong tương lai.
Doanh nghiệp quan tâm, đăng ký tham dự qua email: goviet.magazine@gmail.com
Gỗ Việt
- Thiết kế chậm (Slow design) đang nhanh chóng trở thành một tư duy kinh tế
- 5 Hiệp hội gỗ thỏa thuận hợp tác hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 18 đến 20 tỷ USD
- Hội thảo “Liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành gỗ Việt”
- Diễn đàn kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp
- Triển lãm IFMAC & WOODMAC 2022 sẽ quay trở lại với phiên bản trực tiếp
- AHEC phát động Trại thiết kế dành cho các nhà thiết kế trẻ Indonesia
- CIFF Quảng Châu 2022: Xu hướng thiết kế, thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng hoàn thiện
- Furniture of America giới thiệu sản phẩm nội thất bọc mới tại Las Vegas Market
- Hội nghị giao ban “Ngành gỗ Việt: Nâng tầm – Liên kết để vươn xa”
- Webinar “Chuyển đối số của doanh nghiệp ngành Gỗ: Thực trạng, Mức độ sẵn sàng và Giải pháp”
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh