Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng mạnh
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 02/2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 65 triệu USD, tăng 26,7% so với tháng 02/2021. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 185 triệu USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 01/2022 tủ bếp là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng nhà bếp, chiếm 77,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 92,3 triệu USD, tăng 23,9% so với tháng 12/2021, tăng 68,9% so với tháng 01/2021.
Mặt hàng đồ gia dụng nhà bếp là mặt hàng lớn thứ 2 trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu trong tháng 01/2022, đạt 13,6 triệu USD, tăng 23,9% so với tháng 12/2021, tăng 63,9% so với tháng 01/2021.
Trong tháng 01/2022, trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp nhiều nhất tới thị trường Mỹ đạt 439,6 triệu USD, tăng 28,4% so với tháng 12/2021, tăng 69% so với tháng 01/2021, chiếm 81,3% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp. Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới thị trường Mỹ tăng mạnh, góp phần thúc đẩy trị giá xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất tăng trưởng tốt trong tháng 01/2022.
Trong những tháng tới, triển vọng xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới Mỹ rất khả quan, bởi nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng hồi phục tích cực sau đại dịch, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh và các ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang giảm dần.
Mặt khác, triển vọng xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp rất khả quan, bởi nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp trên thị trường thế giới lớn, với trị giá nhập khẩu bình quân đạt 6,2 tỷ USD/năm, trong giai đoạn 2016 – 2020 (theo sô liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)).
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm 4,8% tổng trị giá xuất khẩu trên toàn cầu. Như vậy, vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam khai thác trong thời gian tới.
Sản xuất tủ bếp tại Công ty TNHH Fusion VINA, Bắc Ninh. Ảnh minh họa. Nguồn Gỗ Việt
Việc 120 tổ chức môi trường trên thế giới kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ từ Nga, khiến nguồn cung gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị tác động nghiêm trọng. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, để sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ trong đó có mặt hàng đồ nội thất nhà bếp. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh mạnh với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến gỗ nói chung và sản phẩm đồ nội thất nhà bếp nói riêng cần chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, nhằm giảm thiểu bớt các rủi ro trong nguồn cung gỗ nhập khẩu. Do sức ép từ các tổ chức môi trường, nếu các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng gỗ nhập khẩu từ Nga sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp và sản phẩm gỗ sẽ bị tẩy chay.
Gỗ Việt
- Ngành công nghiệp nội thất Ý lo ngại giảm doanh thu trong thời gian tới
- Nhập khẩu gỗ lim mạnh trong tháng đầu năm 2022
- Năm 2021, thị trường đồ nội thất châu Âu đạt gần 140 tỷ Eur
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ba Lan tăng mạnh
- Khan hiếm container khiến ngành nội thất của Indonesia gặp nhiều khó khăn
- Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn trên thị trường thế giới
- Đồ nội thất tại Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng nhanh về đơn đặt hàng mới
- 2022 - năm ‘leo giá’ của đồ gỗ nội thất
- Đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ 16 tỉ USD trong năm 2022 có quá thận trọng?
- Doanh nghiệp RCEP được miễn nhiều thuế kể từ ngày 1/1/2022
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu