Áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng sức cạnh tranh đồ nội thất và thủ công của Indonesia
Đồ nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ của Indonesia xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và Anh.
Dẫn nguồn globalwood.org, theo Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thủ công và Nội thất Indonesia (HIMKI), trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện tại việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thủ công mỹ nghệ và đồ nội thất quốc gia là rất quan trọng.
Ngành nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ của Indonesia ngày càng phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc, trong đó các đối thủ cạnh tranh như Việt Nam và Malaysia đang nỗ lực mở rộng thị phần. Một trong những việc cần làm để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nội thất và thủ công mỹ nghệ của Indonesia là áp dụng công nghệ tiên tiến. HIMKI đã yêu cầu Bộ Công nghiệp cung cấp các khoản trợ cấp để đổi mới công nghệ trong ngành nội thất và thủ công mỹ nghệ trong nước.
HIMKI lạc quan ngành chế biến gỗ có thể tăng trưởng 5-6% trong năm 2024 dù một số thị trường xuất khẩu chính như Anh, Nhật Bản đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. HIMKI đã phát triển các chiến lược để đạt được sự tăng trưởng của thị trường và bên cạnh đó tìm hiểu xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống.
Đồ gỗ thủ công trưng bày tại Hội chợ IFEX tại Indonesia
Đồ nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ của Indonesia xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và Anh. Bộ Công nghiệp Indonesia đang nỗ lực nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh trong ngành nội thất. Trị giá xuất khẩu của ngành vào năm 2023 đạt 1,8 tỷ USD.
Chỉ số Hiệu suất Công nghiệp (IKI) của ngành nội thất đứng ở mức 52,4 vào tháng 1/2024, thể hiện sự mở rộng cho thấy các công ty nội thất tự tin về điều kiện kinh doanh.
Một trong những nỗ lực của Bộ Công nghiệp là tiếp tục chương trình tái cơ cấu máy móc và/hoặc thiết bị trong ngành chế biến gỗ và nội thất. Indonesia đang thực hiện chương trình tái cơ cấu máy móc hoặc thiết bị trong ngành chế biến gỗ, dưới hình thức hoàn trả một phần cho các giao dịch mua dựa trên một số tiêu chí nhất định.
Từ năm 2022, 24 công ty đã tham gia chƣơng trình tái cơ cấu máy móc và thiết bị dùng trong ngành chế biến gỗ và nội thất, trong khi 15 công ty tham gia vào năm 2023. Năm 2024, ngân sách phân bổ cho chương trình tái cơ cấu máy móc và thiết bị
công nghiệp đạt 7,5 tỷ IDR và nhắm tới 10 công ty.
Theo báo cáo của một công ty cho năm tài chính 2022, chương trình này đã giúp tăng hiệu quả của công ty lên 10 - 30%, cải thiện chất lượng sản phẩm lên 10-30% và tăng năng suất lên 20 - 30%.
Gỗ Việt
- Yên Bái có tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon
- Sản xuất xanh: Lợi thế cạnh tranh toàn cầu
- Gỗ rừng trồng FSC: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp
- Gỗ có chứng chỉ FSC: Hướng đi lâu dài của ngành gỗ
- Truy xuất nguồn gốc gỗ trong EUDR: Doanh nghiệp cần tổ chức lại chuỗi cung
- FSC cam kết triển khai thành công EUDR
- FSC cho lâm sản ngoài gỗ: Tiếp cận thị trường thế giới
- REIMAGINE: Cùng AHEC lưu giữ những kí ức Ấn Độ
- Xuất khẩu sang thị trường UAE: Cơ hội nào cho gỗ Việt?
- Hiệp hội Nội thất Indonesia hướng đến Trung Đông qua thị trường xuất khẩu EU
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR