REIMAGINE: Cùng AHEC lưu giữ những kí ức Ấn Độ
Năm kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ấn Độ là Annkur Khosla, Naresh V Narasimhan, Prem Nath, Sanjay Puri và Sonali & Manit Rastogi đã công bố một thiết kế độc đáo ghế xích đu truyền thống (jhoola) trong buổi dạ tiệc ở INDEX Mumbai, tại Trung tâm hội nghị thế giới Jio (JWCC) từ ngày 26 -28/5 /2023. Hợp tác thiết kế do Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) và THINK! Design tiến hành, dự án đã đưa ra thử thách tái tạo món đồ nội thất Ấn Độ tinh hoa bằng cách sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ với Annkur Khosla, Naresh V Narasimhan, Prem Nath, Sanjay Puri và Sonali & Manit Rastogi. Đây là sự hợp tác thiết kế lớn nhất cho đến nay của AHEC ở Ấn Độ, những chiếc ghế xích đu này được sản xuất tại Bram Woodcrafting Studio, có trụ sở tại Mysore, và Adam Markowitz có trụ sở tại Melbourne đóng vai trò cố vấn cho dự án.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Roderick Wiles, Giám đốc khu vực AHEC, cho biết: “Jhoolas vốn là hình ảnh phổ biến ở nhiều hộ gia đình Ấn Độ, thời gian gần đây, chúng dường như không còn được ưa chuộng. Tuy nhiên, chúng vẫn có sức hấp dẫn nhờ những ký ức truyền thống. Đối với dự án REIMAGINE, các kiến trúc sư được yêu cầu vẽ lại những ký ức vui tươi thời thơ ấu của họ, những năm tháng thời niên thiếu đầy lo lắng và nóng giận từ đó tạo nên sự thanh lịch quyên rũ lớn dần lên cho đồ nội thất trong bối cảnh đương đại, một phiên bản giới hạn, tác phẩm di sản được làm từ gỗ cứng Hoa Kỳ. Các kiến trúc sư được phép lựa chọn từ ba loài gỗ (một loài hoặc kết hợp), đó là gỗ anh đào Mỹ, thích và sồi đỏ”.
Theo Annkur Khosla, nguồn cảm hứng cho thiết kế của cô là khía cạnh dệt và toàn bộ quá trình liên quan đến sợi dọc và sợi ngang của các sợi chỉ. Chế biến gỗ ở cấp độ mộc vốn có của nó không tuân theo quy trình này và mục đích là phá bỏ những hạn chế của chế biến gỗ đồng thời đẩy lên giới hạn của vật liệu. Ghế xích đu của Sanjay Puri được thiết kế cho thấy tính nguyên khối và uyển chuyển đồng thời với chỗ ngồi, tay vịn và lưng hòa vào nhau tạo nên vẻ ngoài có tính điêu khắc. Nó không chỉ được sử dụng như một chiếc đu quay, mà nó cũng được thiết kế để xuất hiện như một tác phẩm nghệ thuật.
Nói về sự tham gia của mình, Adam Markowitz cho biết: “Vừa là kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất vừa là thợ thủ công, vai trò của tôi tương tự như vai trò của một người phiên dịch ngôn ngữ, đóng vai trò giữa kiến trúc sư và nhà sản xuất. Như với bất kỳ bản dịch tốt nào, người dịch cần có một chút nghệ thuật để truyền đạt sắc thái từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và ngược lại. Các kiến trúc sư về bản chất nghề nghiệp của họ cần phải là những người có kiến thức tổng quát trong nhiều lĩnh vực gồm cả hình thức xây dựng, và kết quả là họ thường không có kiến thức sâu sắc xử lý gỗ nguyên khối, một loại vật liệu có độ phức tạp cao”.
Ý tưởng và cảm hứng thiết kế đằng sau tác phẩm của Sonali chủ yếu tập trung vào việc giải quyết sự thay đổi trong giao tiếp do đại dịch Covid -19 gây ra. Với các biện pháp giữ khoảng cách vật lý được áp dụng, cuộc thi thiết kế nhằm mục đích tạo cơ hội cho mọi người kết nối với bạn bè và người thân của họ theo cách an toàn và giãn cách xã hội. Thiết kế đu quay được chọn vì nó mang lại chỗ ngồi thoải mái, cho phép mọi người thư giãn và trò chuyện trong khi vẫn duy trì khoảng cách cần thiết. Ngoài ra, thiết kế đu quay kết hợp các yếu tố thẩm mỹ, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn trực quan khi không sử dụng.
“Gỗ cứng cần được phối hợp tạo nên tác phẩm thay vì không phối hợp, khi bạn cố gắng tạo cho gỗ một thiết kế gì đó thay vì không làm gì thì thường tạo nên sự thắng lợi. Do đó, các nhà sản xuất có nhiều cân nhắc rất thực tế khi quyết định - họ muốn thực hiện mọi thứ một cách nhanh chóng, hiệu quả và theo cách gỗ sẽ tồn tại lâu dài mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Tuy nhiên, đôi khi giải pháp mạnh nhất, hiệu quả nhất và lâu dài nhất không mang lại kết quả thiết kế tốt nhất. Việc làm trung gian giữa hai cách tiếp cận thiết kế và sản xuất đôi khi trái ngược nhau này có thể là một thách thức, đồng thời đòi hỏi sự linh hoạt và nhanh nhẹn từ phía nhà thiết kế, cũng như sự nhạy cảm và hiểu biết về bức tranh lớn hơn từ nhà sản xuất”, Markowitz nói thêm.
Ghế xích đu của Naresh có nguồn gốc từ Veena, một yếu tố phổ biến trong các bức tranh của Hindola Raga. Trong văn hóa Ấn Độ, ghế xích đu truyền thống được coi là một thứ xa xỉ, chủ yếu thuộc sở hữu của Hoàng gia và được đặt trong các khu vườn và hiên ngoài trời. Trong lịch sử, ghế xích đu thường được miêu tả trong các hoạt động cung điện Hoàng gia dưới nhiều hình thức khác nhau trong các bức tranh thu nhỏ của Ấn Độ. Tranh Ragamala, một dạng tranh thu nhỏ của Ấn Độ, là một bộ tranh minh họa về Ragamala hay "Vòng hoa của Ragas", mô tả các biến thể của các thể thức âm nhạc Ấn Độ được gọi là ragas. Ghế xích đu của anh mượn ý tưởng về chuyển động, nhịp điệu và sự bất đối xứng từ các bức tranh, mục đích đưa ra thiết kế là có thể chọn trải nghiệm chỗ ngồi trên đu quay sao cho vui vẻ, thoải mái và vui tươi.
“Tôi đã ngưỡng mộ nhiều sáng kiến thiết kế mà AHEC đã thực hiện trên khắp thế giới từ lâu và luôn muốn thấy Ấn Độ trên bảng xếp hạng ưu tú này. Điều đó cuối cùng đã xảy ra, ở cấp độ ý tưởng và thiết kế cao nhất với dự án REIMAGINE. Quản lý và thực hiện sáng kiến ở Ấn Độ vừa phấn khích vừa gian khổ, thật tuyệt vời khi thấy ý tưởng này được triển khai và hình thành mà vẫn đảm bảo công tác môi trường ở Ấn Độ, với một số thách thức dành cho người tham gia. Kết quả cuối cùng, đó là cảm giác hoàn thành, niềm vui và niềm tự hào tuyệt đối về những gì chúng tôi đã cùng nhau cố gắng đạt được”, Sylvia Khan, Người sáng lập & Sáng tạo, THINK! Design nói.
Đối với Prem Nath, ghế xích đu Ấn Độ là một sự kết hợp công trình ngoài trời vui tươi giữa dây và tấm ván treo trên cành cây hoặc một món đồ nội thất trong nhà được trang trí công phu, mang lại cảm giác hồi hộp và niềm vui nhẹ nhàng khi đu đưa và khi có tâm trạng. Đó là một sản phẩm nội thất bổ sung truyền thống của Ấn Độ trong những ngôi nhà giàu có đem lại sự thư thái, thoải mái và lãng mạn của người Ấn Độ. Trong khi suy nghĩ về thiết kế của mình và nhấn mạnh nó phải là ghế xích đu Ấn Độ.
Gỗ Việt - Số 158
- Xuất khẩu sang thị trường UAE: Cơ hội nào cho gỗ Việt?
- Hiệp hội Nội thất Indonesia hướng đến Trung Đông qua thị trường xuất khẩu EU
- Cameroon là thị trường cung cấp gỗ lim lớn nhất cho Việt Nam
- FSC cho hộ tiểu điền: Nâng cánh để bay xa
- Tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng viên nén gỗ đối diện với rủi ro cao
- Vì sao ngành sản xuất đồ gỗ phải sử dụng nguyên liệu hợp pháp?
- 100% ý kiến thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ: Giảm rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững
- Phần Lan có thể trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam
- Xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản vào các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu