Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
Nhằm cập nhật thông tin về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chi tiết theo các mặt hàng và thị trường xuất, nhập khẩu, nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Tổ chức Forest Trends sẽ cập nhật theo báo cáo này theo định kỳ hàng tháng. Báo cáo tháng 8 cung cấp thông tin về xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng gỗ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020. Báo cáo cũng cung cấp thông tin về một số mặt hàng có tín hiệu rủi ro trong các khâu này. Thông tin trong Báo cáo cho thấy bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới ngành, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam tiếp tục mở rộng, đặc biệt tại Mỹ và Trung Quốc
Dấu hiệu tích cực của ngành thể hiện trong các con số về tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng trong các dòng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam và từ Việt Nam sang thị trường Mỹ ẩn chứa các tín hiệu rủi ro về gian lận thương mại và điều này có thể tạo ra những tác động tiêu cực rất lớn tới ngành trong tương lai. Báo cáo tiếp tục nhấn mạnh việc kiểm soát rủi ro về gian lận thương mại, đặc biệt đối với một số mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc, sử dụng Việt Nam như là một địa chỉ trung chuyển trước khi được xuất khẩu vào Mỹ. Báo cáo kiến nghị các cơ quan quản lý của Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp cần đưa ra những cơ chế chính sách mạnh, cấp thiết để loại trừ các hành vi gian lận, nhằm tránh những tác động tiêu cực cho ngành.
Một số thông tin chính trong báo cáo:
Đối với khâu xuất khẩu
Trong 8 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu G& SPG của Việt Nam sang 5 thị trường trọng điểm gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU_27 nước đạt khoảng 6,4 tỷ USD, chiếm gần 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các nước. Cụ thể:
- Mỹ: Đạt 3,93 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 703,65 triệu USD, tăng 2% so với tháng trước đó.
- Trung Quốc: Đạt 830,12 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ 2019, chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 82,11 triệu USD, giảm 17% so với tháng trước đó. Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 là do mặt hàng dăm gỗ đã giảm mạnh.
- Nhật Bản: Đạt 800,95 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ 2019, chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 113,05 triệu USD, tăng 13% so với tháng trước đó.
- Hàn Quốc: Đạt 522,84 triệu USD, giảm 4% so cùng kỳ 2019, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu đạt 67,45 triệu USD, tăng 23% so với tháng trước đó.
- EU_27: Đạt 323,46 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ 2019, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu. Tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,19 triệu USD, giảm 7% so với trước đó.
Đối với khâu nhập khẩu
Trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã chi trên 1,53 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng G&SPG, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng 8 năm 2020, Việt Nam nhập trên 226,5 triệu USD cho cùng các nhóm hàng này, tăng 9,2% so với tháng 7/2020 (đạt 207,3 triệu USD).
Về các mặt hàng nhập khẩu
Ngoài gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo là các mặt hàng chính được Việt Nam nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu ngành công nghiệp chế biến trong nước, các mặt hàng khác có giá trị nhập khẩu lớn và gia tăng đột biến là ghế ngồi, bộ phận đồ nội thất trong 8 tháng năm 2020.
Trong 8 tháng năm 2020, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu như gỗ tròn, gỗ xẻ đã giảm, nhưng sản phẩm bộ phận đồ gỗ lại có xu hướng tăng mạnh nhập khẩu. Cụ thể:
Về lượng nhập khẩu
- Gỗ tròn: Đạt 1,39 triệu m3, giảm 18 % so với cùng kỳ 2019. Tháng 8/2020, nhập 222,18 nghìn m3, tăng 6% so với tháng trước.
- Gỗ xẻ: Đạt 1,48 triệu m3, giảm 13% so với cùng kỳ 2019. Tháng 8/2020, nhập 204,17 nghìn m3 tăng 23% so với tháng trước.
- Ván lạng / bóc: Đạt 140,84 nghìn m3, tăng 4% so với cùng kỳ 2019. Tháng 8/2020, nhập 18,22 nghìn m3, tăng 8% so với tháng 7/2020.
- Ván dăm: Đạt 259,5 nghìn m3, tăng 5% so với cùng kỳ 2019. Tháng 8/2020 nhập 39,31 nghìn m3, giảm 3% so với tháng 7/2020.
- Ván sợi: Đạt 368,29 nghìn m3, giảm 14% % so với cùng kỳ 2019. Tháng 8/2020, nhập 53,72 nghìn m3, giảm 2% so với tháng 7/2020.
- Gỗ dán: Đạt 323,79 nghìn m3, tăng 5% so với cùng kỳ 2019. Tháng 8/2020, nhập 60,42 nghìn m3, tăng 12% so với tháng 7/2020.
Để đọc thông tin chi tiết báo cáo, vui lòng đọc tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Rủi ro trong gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp và ghế sofa
- Thực thi Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- FDI trong ngành gỗ và xuất khẩu doanh nghiệp FDI những tháng đầu năm 2020
- Tại sao ngành dăm gỗ của Việt Nam phát triển?
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam 7 tháng năm 2020: Thực trang, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo: Tác động của Hiệp định EVFTA tới ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào EU
- Báo cáo: Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu 2020 và cảnh báo một số rủi ro
- Rủi ro nguồn cung nhập khẩu gỗ từ Nga và Ukraine
- Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro
- Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp