Thực thi Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
Báo cáo “Thực thi Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam: Từ góc nhìn của nguồn gỗ nhiệt đới nhập khẩu” cập nhật thực trạng nhập khẩu từ các luồng cung này theo vùng địa lý và loài nhập khẩu. Dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro quy định trong VPA FLEGT và Nghị định VNTLAS, Báo cáo trình bày kết quả của việc áp dụng các tiêu chí này. Báo cáo được công bố tại Hội thảo “Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam” do các Hiệp hội Gỗ phối hợp với Tổ chức FOREST TRENDS tổ chức vào ngày 16 tháng 10 năm 2020 tại Hà Nội.
Nhằm thực hiện các cam kết trong Hiệp định đối tác tự nguyện VPA FLEGT, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định về Quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS). Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định là xây dựng các cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Các cơ chế này được dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro theo vùng địa lý (quốc gia) và loại gỗ. Tập trung vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia nhiệt đới, bao gồm các nước khu vực Châu Phi, Lào, Campuchia và Papua New Guine, Báo cáo cập nhật thực trạng nhập khẩu từ các luồng cung này theo vùng địa lý và loài nhập khẩu. Dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro quy định trong VPA FLEGT và Nghị định VNTLAS, Báo cáo trình bày kết quả của việc áp dụng các tiêu chí này.
Báo cáo được trình bày tại Hội thảo "Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam"
Báo cáo Thực thi quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam: Từ góc nhìn của nguồn gỗ nhiệt đới nhập khẩu có mục đích cung các thông tin đầu vào cho các cơ quan quản lý nhằm xác định các vùng địa lý không tích cực (sau đây được gọi là các vùng địa lý rủi ro) và các loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam. Tập trung vào nguồn gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu từ các vùng nhiệt đới, Báo cáo có 3 mục tiêu chính:
(1) Cập nhật thực trạng Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ các vùng nhiệt đới, bao gồm các quốc gia khu vực Châu Phi, Lào, Campuchia và Papua New Guine
(2) Đánh giá mức độ rủi ro của các luồng nhập khẩu này theo như các tiêu chí phân loại rủi ro mà Chính phủ Việt Nam và EU cam kết trong FLEGT VPA và theo Nghị định VNTLAS vừa ban hành
(3) Dựa trên (1) và (2), đưa ra một số kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhằm góp phần xây dựng danh sách các quốc gia thuộc các vùng địa lý rủi ro và các loại gỗ rủi ro được nhập nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm gần đây.
Các dữ liệu thống kê về thực trạng Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ các vùng nhiệt đới được dựa trên dữ liệu thống kê nhập khẩu của Tổng cục Hải quan. Việc đánh giá mức độ rủi ro đối với luồng nhập khẩu này được dựa trên các tiêu chí được xác định trong nội dung của Hiệp định VPA FLEGT và trong Nghị định VNTLAS. Ngoài các các nước Châu Phi, Lào, Campuchia và Papua New Guine (PNG), Việt Nam cũng nhập khẩu gỗ từ một vùng nhiệt đới thuộc Châu Mỹ La Tinh như Surinam, Gayna hoặc từ một số vùng địa lý khác như đảo quốc Solomon. Báo cáo này chưa bao gồm thông tin từ nguồn này. Toàn bộ các nguồn nhập khẩu khác như từ Mỹ, EU, Úc, New Zealand và từ các khu vực không không phải là các quốc gia nhiệt đới khác không nằm trong khuôn khổ của Báo cáo này.
Các kết quả từ việc áp dụng cho thấy hầu hết toàn bộ nguồn cung gỗ nhiệt đới này đều nằm trong khu vực địa lý rủi ro, do các quốc gia cung gỗ này đều không đáp ứng được các tiêu chí đối với vùng địa lý không rủi ro (như có khung quốc gia bắt buộc về trách nhiệm giải trình, chỉ số Hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên, hay có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia bắt buộc).
Bên cạnh đó, các loài gỗ rủi ro nhập khẩu từ các khu vực này có tỷ trọng tương đối cao, đặc biệt đối với các loài nhập khẩu từ Campuchia và Lào (cả gỗ tròn và xẻ) và từ PNG (đối với gỗ xẻ). Xây dựng và kích hoạt danh sách vùng địa lý rủi ro và loài rủi ro có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Đây là những việc làm hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển ngành, thực hiện các cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế.
Trong dài hạn, Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp gỗ nên đa dạng nguồn cung gỗ nguyên liệu, giảm tỷ trọng nguồn cung nhập khẩu từ khu vực nhiệt đới, tăng tỷ trọng từ các nguồn cung rủi ro thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ và các hiệp hội gỗ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, cần đưa ra các cơ chế và thông điệp khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Điều này không những giúp ngành giảm rủi ro trong khâu sử dụng nguồn nguyên liệu mà có có ý nghĩa trực tiếp đối với hàng triệu nông hộ trồng rừng hiện nay.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- FDI trong ngành gỗ và xuất khẩu doanh nghiệp FDI những tháng đầu năm 2020
- Tại sao ngành dăm gỗ của Việt Nam phát triển?
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam 7 tháng năm 2020: Thực trang, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo: Tác động của Hiệp định EVFTA tới ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào EU
- Báo cáo: Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu 2020 và cảnh báo một số rủi ro
- Rủi ro nguồn cung nhập khẩu gỗ từ Nga và Ukraine
- Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro
- Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020
- Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025