FDI trong ngành gỗ và xuất khẩu doanh nghiệp FDI những tháng đầu năm 2020
Bản tin được chia sẻ tại Hội thảo “Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam” do các Hiệp hội Gỗ phối hợp với Tổ chức FOREST TRENDS tổ chức vào ngày 16 tháng 10 năm 2020 tại Hà Nội.
Thời gian vừa qua, Nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội gỗ và Forest Trends đã công bố 2 báo cáo về chủ đề đầu tư FDI vào ngành gỗ. Bên cạnh việc cập nhật tình hình các dự án FDI đầu tư vào ngành, các báo cáo này đưa ra một số thông tin cảnh báo về tình trạng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng” trong ngành gỗ, và một số hình thức gian lận thương mại khác. Các thông tin chính về khía cạnh FDI trong các báo cáo này bao gồm: (i) Các dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ tăng mạnh trong thời gian gần đây, cả về khía cạnh các dự án mới, các dự án tăng vốn và góp vốn mua cổ phần. Trong các dự án FDI, Trung Quốc là quốc gia có số lượng dự án mới và vốn sở hữu lớn nhất; (ii) Các dự án FDI mới thường có quy mô nhỏ, tập trung vào mảng chế biến gỗ và sản xuất các loại ván nhân tạo. Các báo cáo này cũng đưa ra các thông tin về nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu các mặt hàng đầu ra. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đặc biệt vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp nhóm FDI tăng nhanh. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, cụ thể là từ Trung Quốc cũng tăng nhanh tương ứng. Báo cáo cũng cảnh báo tín hiệu gian lận thương mại trong các con số kim ngạch xuất nhập khẩu của khối FDI, đặc biệt từ các doanh nghiệp Trung Quốc.
Báo tin được chia sẻ tại Hội thảo "Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam"
Bản tin FDI trong ngành gỗ và xuất khẩu của khối này những tháng đầu 2020 tiếp tục cập nhật thông tin về đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ và thực trạng xuất khẩu của khối này. Mặc dù đại dịch COVID-19 đã tạo ra tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào ngành, cả đầu tư và xuất khẩu vẫn trên đà tăng trưởng. Cụ thể:
Đầu tư FDI 9 tháng đầu 2020
- Về đầu tư mới có 49 dự án, với tổng vốn đầu tư 184,37 triệu USD. Trung Quốc và Hồng Kông dẫn đầu danh sách các quốc gia /vùng đầu tư vào Việt Nam, với 12 dự án mới từ Trung Quốc, 10 dự án mới từ Hồng Kông. Tuy nhiên so với các con số cùng kỳ của năm 2019, số dự án mới giảm 28% và số vốn đầu tư giảm 69%.
- Về góp vốn mua cổ phần có 101 lượt góp vốn mua cổ phẩn với tổng vốn 82,69 triệu USD. Đứng đầu trong danh sách về số lượt mua cổ phần từ các công ty của Trung Quốc (38) và Đài Loan (23). Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2019, số lượt góp vốn mua cổ phần giảm 47% và số vốn góp giảm 61%.
- Về tăng vốn của các dự án FDI đang hoạt động trong ngành, 9 tháng đầu 2020 có 46 lượt tăng vốn trong các dự án FDI, tăng 15% so với cùng kỳ 2019. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về số lượt tăng vốn (15 lượt, tăng 67% so với cùng kỳ 2019), tiếp theo là Hàn Quốc (8, tăng 100%). Về quy mô vốn tăng, Trung Quốc cũng dẫn đầu, với 77% tăng so với cùng kỳ 2019.
- Một số dự án FDI gần đây (cả về dự án mới, mua cổ phần, tăng vốn) có xu hướng tập trung vào một số mặt hàng rủi ro về gian lận thương mại.
Xuất khẩu khối FDI 8 tháng đầu 2020
- Trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng số có 579 doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu, với giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp khối FDI trong ngành gỗ đạt 3,14 tỷ USD, chiếm 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước (7,13 tỷ USD). Các sản phẩm xuất khẩu của nhóm này chủ yếu là các mặt hàng nằm trong nhóm sản phẩm gỗ HS 94.
- Các doanh nghiệp từ Đài Loan, Quốc đảo British Virgin và Trung Quốc có kim ngạch xuất lớn nhất.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Tại sao ngành dăm gỗ của Việt Nam phát triển?
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam 7 tháng năm 2020: Thực trang, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo: Tác động của Hiệp định EVFTA tới ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào EU
- Báo cáo: Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu 2020 và cảnh báo một số rủi ro
- Rủi ro nguồn cung nhập khẩu gỗ từ Nga và Ukraine
- Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro
- Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020
- Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết 9 tháng 2019
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu