Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm năm 2021
Báo cáo cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2021. Ở khâu xuất khẩu năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vẫn đạt 14,12 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020. Ở khâu nhập khẩu,Việt Nam nhập khẩu G&SPG năm 2021 đạt 2,913 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm trước.
Năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ở khâu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vẫn đạt 14,12 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước đó.
Về thị trường xuất khẩu
Việt Nam xuất khẩu G&SPG sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu chính vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang các thị trường này năm 2021 chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang tất cả các thị trường. Các thị trường này cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh so với năm 2020. Năm 2021, Hoa Kỳ giữ vững ngôi vị thị trường xuất khẩu số một của ngành gỗ Việt Nam, với kim ngạch từ thị trường này đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Đứng vị trí thứ hai là Trung Quốc, đạt 1,49 tỷ USD (chiếm 10,5%), tăng 23,2% so với năm 2020. Nhật Bản ở vị trí kế tiếp, đạt 1,39 tỷ USD (chiếm 9,8%), tăng 9,7% so với năm 2020. Hàn Quốc đạt 869,36 triệu USD (chiếm 6,7%), tăng 6,4% so với năm 2020. Thị trường EU 27 nước đạt kim ngạch 597,76 triệu USD (chiếm 4,2%), tăng 11,4% so với năm 2020.
Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn năm 2021 bao gồm: Đồ gỗ, đạt 6,23 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 6,1% so với năm 2020; Ghế ngồi đạt 3,47 tỷ USD (chiếm 25%), tăng 30,1%; Dăm gỗ đạt 13,6 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD (chiếm 12%), tăng 17,2% về lượng và 16,7% về giá trị; Gỗ dán/gỗ ghép đạt trên 2,88 triệu m3, tương đương 1,08 tỷ USD (chiếm 8%), tăng 37,8% về lượng và 50,5% về giá trị; Ván bóc/lạng đạt 2,03 triệu tấn, tương đương 217,56 triệu USD (chiếm 2%), tăng 173% về lượng và 145% về giá trị.
Tín hiệu rủi ro về gian lận xuất xứ trong một số mặt hàng xuất khẩu
Rủi ro về lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện đang tồn tại trong một số mặt hàng hiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Rủi ro được hình thành khi các mặt hàng này hoặc bộ phận của mặt hàng này được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau đó được lắp ráp tại Việt Nam, lấy nhãn mác xuất xứ từ Việt Nam khi không đủ điều kiện để có được chứng nhận xuất xứ theo quy định của Việt Nam và sau đó được xuất khẩu vào Mỹ. Tín hiệu rủi ro cũng bao gồm sự tăng trưởng mạnh trong cả đầu nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ về các mặt hàng này.
Tủ bếp và bộ phận tủ bếp (HS 9403.40),xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ tiếp tục mở rộng lần lượt ở mức 18,4% và 20,5% so với năm 2020. Vào đầu tháng 7 năm 2021, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra đối với mặt hàng tủ gỗ, bàn trang điểm và các bộ phận cấu thành của các mặt hàng này đối với tập đoàn BGI Group khi cơ quan CBP nghi nghờ BGI đã lẩn tránh thuế thông quan việc nhập khẩu hàng hóa là tủ gỗ, bàn trang điểm và các bộ phận cấu thành của các mặt hàng này từ Trung Quốc vào Việt Nam và gia công tại Công ty HOCA Việt Nam có nhà máy tại tỉnh Long An. Ngày 27/1/2022 vừa qua cơ quan CBP ban hành văn bản xác định có bằng chứng quan trọng cho thấy BGI lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) và CBP tiếp tục có các hành động trong thời gian tới. Có thể thấy rằng sự tăng trưởng nhanh của các mặt hàng đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp ở nước thứ ba đang tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến việc Mỹ áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm đó được xuất từ các cảng Việt Nam. Ngoài mặt hàng tủ bếp và các bộ phận của tủ bếp hiện đang bị điều tra, hai mặt hàng có một số tín hiện rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ là đồ gỗ dùng trong phòng bếp (HS 9403.40) và bộ phận đồ gỗ (HS 9403.90).
Ghế bọc đệm (HS 9401.61),kim ngạch xuất khẩusản phẩm này từ Việt Nam vào Hoa Kỳ có mức tăng trưởng cao (31% so với năm 2020). Giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này từ Việt Nam năm 2021 vượt ngưỡng 2 tỷ USD, chiếm tới 62% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng ghế ngồi (HS 9401). Mặt hàng này vẫn tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Bắt đầu từ 2021 đến nay Chính phủ Canada đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá trên 101,5% (trừ 6 công ty có mức thuế riêng) đối với mặt hàng này.
Trong khâu nhập khẩu, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu G&SPG năm 2021 đạt 2,913 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2020.
Về thị trường nhập khẩu
Có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp G&SPG cho Việt Nam trong năm 2021. Năm thị trường quan trọng xuất khẩu G&SPG cho Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Ca mơ run, Thái Lan và Brazil. Việt Nam đã chi khoảng 1,77 tỷ USD, chiếm trên 61% tổng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường để nhập G&SPG từ 5 thị trường này.
Thị trường Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,01 tỷ USD (chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả Việt Nam), tăng 20,2% so với năm 2020. Các mặt hàng nhập chính từ thị trường này gồm: Vơ nia bóc/lạng có kim ngạch nhập khẩu 235,35 triệu USD, tăng 38,7%; Gỗ dán đạt 206,05 triệu USD, tăng 1%; Ghế ngồi đạt 172,94 triệu USD tăng 24,2%; và Đồ gỗ đạt 140,8 triệu USD, giảm 11% so với năm 2020.
Thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam nhập trên 325,81 triệu USD (chiếm 11,2%) G&SPG từ thị trường này. Hai mặt hàng chính nhập khẩu vào Việt Nam là gỗ tròn đạt 207,59 nghìn m3, tương đương 64,43 triệu USD (chiếm 20%); và gỗ xẻ đạt 463,51 nghìn m3, tương đương 245,45 triệu USD (chiếm 75%).
Thị trường Ca mơ run, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu G&SPG từ thị trường này đạt trên 181,32 triệu USD, giảm 16% so với năm 2020. Gỗ tròn và gỗ xẻ là hai sản phẩm chính. Năm 2021, Việt Nam nhập 282,79 nghìn m3 gỗ tròn, tương đương 115,13 triệu USD, giảm 28,2% về lượng và 21,7% về giá trị so với năm 2020. Gỗ xẻ nhập đạt 145,15 nghìn m3, tương đương 66,18 triệu USD, giảm 6% về lượng và 4% về giá trị so với năm 2020.
Thị trường Thái Lan, G&SPG mà Việt Nam nhập từ thị trường này năm 2021 đạt trên 129,58 triệu USD , tăng 8% so với năm 2020. Ván sợi và ván dăm là 2 mặt hàng chính được Việt Nam nhập từ Thái Lan. Lượng nhập ván sợi đạt 186,48 nghìn m3, tương đương 33,51 triệu USD, lượng nhập và ván dăm đạt 328,86 nghìn, tương đương 86,67 triệu USD.
Và thị trường Brazil, cung trên 122,1 triệu USD gỗ và các sản phẩm gỗ cho Việt Nam trong năm 2021. Nhưng hai mặt hàng chính là gỗ tròn và gỗ xẻ. Kim ngạch nhập khẩu tăng 92% so với năm 2020. Cụ thể, lượng gỗ xẻ nhập đạt 398,16 nghìn m3, tương đương 108,03 triệu USD, trong khi lượng nhập gỗ tròn đạt 42,66 nghìn m3, tương đương 14,19 triệu USD.
Mặt hàng nhập khẩu:Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo, ghế ngồi và bộ phận đồ nội thất là các sản phẩm có giá trị nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2021. Năm 2021 các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm:
Gỗ tròn nhập khẩu đạt 1,93 triệu m3, tương đương 521,87 triệu USD, giảm 4,4% về lượng và 7,3% về giá trị so với năm 2020.vGỗ xẻ nhập khẩu đạt 2,78 triệu m3, tương đương 1,09 tỷ USD, tăng 9,5% về lượng và 30,4 % về giá trị.vVán lạng/bóc đạt 306,15 nghìn m3, tương đương 277,41 triệu USD, tăng 10,9% về lượng và 33,3% về giá trị.vVán dăm đạt 361,78 nghìn m3, tương đương 79,32 triệu USD giảm 16,8% về lượng và 6,3% về giá trị. Ván sợi đạt 823,3 nghìn m3, tương đương 214,41 triệu USD tăng 10,6% về lượng và 13,3% về giá trị. Gỗ dán đạt 548,68 nghìn m3, tương đương 232,46 triệu USD, giảm 9,2% về lượng nhưng tăng 2,3% về giá trị. Đồ gỗ (HS 9403) đạt 169,36 triệu USD, giảm 9,9%. Ghế ngồi (HS 9401) đạt 201,446 triệu USD, tăng 23,6% so với năm 2020.
Tín hiệu rủi ro về gian lận xuất xứ đối với một số mặt hàng nhập khẩu, bộ phận tủ bếp từ gỗ dán có tín hiệu rủi ro bởi giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Báo cáo là sản phẩm của nhóm nghiên cứu của VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA, DOWA và tổ chức Forest Trends. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đọc báo cáo tại đây và trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và rủi ro: Cập nhật hết 10 tháng đầu năm 2021
- Tạo quỹ đất cho phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bền vững phục vụ chế biến xuất khẩu
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2018 – 9 tháng 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng đầu năm 2021
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam
- Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8 tháng 2021
- Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ, tác động và tính chính danh của các hộ sản xuất
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021, thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”