Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2018 – 9 tháng 2021
Bản tin “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2018 – 9 tháng 2021” được chia sẻ tại Tọa đàm “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc: Cơ hội, thách thức và phát triển ngành gỗ Việt bền vững trong tương lai” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bỉnh Dương (BIFA); Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ chức Forest Trends tổ chức vào ngày 3/12/2021.
Bản tin cập nhật tình hình thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2018 đến hết 9 tháng 2021, cung cấp thông tin xuất nhập khẩu của các mặt mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ và biến động trong xuất – nhập khẩu trong các mặt hàng này giữa hai quốc gia. Thông tin về thực trạng bao gồm các biến động trong xuất, nhập khẩu chỉ ra một số yếu tố quan trọng hình thành động lực thương mại song phương. Các thông tin này cũng cung cấp một số tín hiệu về rủi ro về thương mại liên quan tới một số nhóm mặt hàng cụ thể. Bản tin cũng thảo luận về một số khía cạnh chính sách nhằm thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm bền vững giữa hai quốc gia.
Thương mại về các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục được mở rộng trong những năm gần đây. Ở chiều Việt Nam xuất khẩu, Trung Quốc là một trong ba thị trường quan trọng nhất của Việt Nam (sau thị trường Mỹ và Nhật Bản). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh từ khoảng 1 tỷ USD năm 2018 lên trên 1,2 tỷ USD năm 2019, sau đó giảm nhẹ vào năm 2020.
Ở chiều Việt Nam nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc luôn nhỏ hơn kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, năm 2018 kim ngạch nhập khẩu G & SPG từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2018 tương đương 43% kim ngạch xuất khẩu G & SPG từ Việt Nam vào Trung Quốc trong cùng năm. Tuy nhiên, tỷ trọng này tăng rất nhanh kể từ 2019 đến nay: 54% năm 2019, 70% năm 2020 và tiếp tục ở mức 70% trong 9 tháng đầu 2021. Nếu đà tăng trưởng trong nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam này được duy trì, kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc sẽ đuổi kịp với kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc trong tương lai không xa.
Đọc bản tin chi tiết tại đây, vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong bản tin
Gỗ Việt
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng đầu năm 2021
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam
- Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8 tháng 2021
- Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ, tác động và tính chính danh của các hộ sản xuất
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021, thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam, một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền
- Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu