Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam, một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền
Báo cáo "Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam: Một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền" cung cấp một số nét chính về chuỗi cung ngành cao su của Việt Nam, phân tích các khía cạnh về sản xuất, chế biến và thương mại đối với ba nhóm mặt hàng chủ lực của ngành. Các doanh nghiệp (DN) trong ngành cao su, bao gồm DN có vốn sở hữu nhà nước, DN tư nhân và DN FDI có vai trò quan trọng trong chuỗi cung. Ngoài ra, các hộ cao su tiểu điền hiện đã trở thành một hợp phần quan trọng của chuỗi, là nguồn cung cao su thiên nhiên và gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành cao su và ngành gỗ.
Ngành cao su hiện là một trong những ngành nông lâm công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Các mặt hàng đầu ra của ngành bao gồm (1) cao su thiên nhiên, (2) sản phẩm cao su, (3) gỗ cao su và các mặt hàng được làm từ loại gỗ này. Cả 3 nhóm mặt hàng này chủ yếu là để xuất khẩu, và có xu hướng đạt kim ngạch năm sau cao hơn năm trước với giá trị tăng dần từ năm 2015 – 2020.
Năm 2020, giá trị xuất khẩu của ba nhóm mặt hàng này đạt gần 7,9 tỷ USD2 , chiếm 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong cùng năm. Cụ thể, giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt trên 2,38 tỷ USD (30,3%), nhóm sản phẩm cao su đạt trên 3,12 tỷ USD (39,6%) và các mặt hàng từ gỗ cao su đạt 2,36 tỷ USD (30,1%).
Khoảng 78,4% lượng mủ khai thác trong nước được xuất khẩu dạng cao su nguyên liệu, còn lại (21,6%) được đưa vào chế biến sản phẩm như lốp xe, găng tay, phụ kiện, đế giày, băng tải… để xuất khẩu và sử dụng trong nước. Cao su thiên nhiên từ Việt Nam hiện đang được xuất khẩu tới trên 80 nước, trong khi sản phẩm cao su Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 170 thị trường. Lượng cung gỗ cao su nội địa cũng lớn, khoảng 5,5 triệu m3 /năm, là nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành chế biến tạo sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tiêu thụ nội địa về cao su thiên nhiên và gỗ cao su mặc dù ít hơn so với xuất khẩu về cả lượng và giá trị nhưng cũng đang ở mức cao và đang tiếp tục mở rộng.
Báo cáo“Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam: Một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền” cung cấp một số nét chính về chuỗi cung ngành cao su của Việt Nam, phân tích các khía cạnh về sản xuất, chế biến và thương mại đối với ba nhóm mặt hàng chủ lực của ngành. Các doanh nghiệp (DN) trong ngành cao su, bao gồm DN có vốn sở hữu nhà nước, DN tư nhân và DN FDI có vai trò quan trọng trong chuỗi cung. Ngoài ra, các hộ cao su tiểu điền hiện đã trở thành một hợp phần quan trọng của chuỗi, là nguồn cung cao su thiên nhiên và gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành cao su và ngành gỗ.
Đọc thông tin chi tiết của báo cáo tại đây. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021
- Thương mại Gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2015 -2020, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2020 và xu hướng 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Kiểm soát rủi ro theo Nghị định Bảo đảm gỗ Hợp pháp
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh