Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam

02/07/2021 09:10
Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam

Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Viên nén từ Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu. Thống kê từ nguồn Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xuất khẩu năm2020 đạt khoảng 3,2 triệu tấn. Gần 100% lượng viên nén từ Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới

Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Viên nén từ Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu. Thống kê từ nguồn Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xuất khẩu năm2020 đạt khoảng 3,2 triệu tấn. Gần 100% lượng viên nén từ Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện tại các quốc gia này. Nhu cầu tiêu thụ viên nén trên thế giới tiếp tục tăng, khoảng 250% trong thập kỷ tới, đạt con số 36 triệu tấn từ con số 14 triệu tấn năm 2017, với nhu cầu mở rộng chủ yếu tại các nước Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này cho thấy ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Bản tin này cung cấp một số thông tin ban đầu về tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng viên nén của Việt Nam. Các con số thống kê về lượng và giá trị xuất khẩu được nhóm nghiên cứu của Forest Trends và các hiệp hội gỗ tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các con số về lượng cung và các nhà máy sản xuất được trích dẫn từ nguồn dữ liệu điều tra của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2019 và từ khảo sát nhanh của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt NAm (VIFOREST) vào tháng 3 năm 2021.

Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam

Trong giai đoạn từ 2013-202, lượng xuất khẩu tăng trên 18,2 lần từ khoảng 175,5 tấn lên 3,2 triệu tấn; giá trị xuất khẩu tăng trên 15,3 lần, từ gần 23 triệu USD lên 351 triệu USD.

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu viên nén nhiều nhất của Việt Nam, với lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 100% tổng lượng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam.

Giá xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm, trung bình ở mức khoảng 111 USD/tấn.

Doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất viên nén

Mức giá xuất khẩu giảm có thể một phần là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất. Ghi nhận của Tổng cục Hải Quan cho thấy năm 2020 có 74 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng nhẹ từ 72 doanh nghiệp năm 2018. Trong năm 2020, số các doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn (lượng xuất khẩu trên 50.000 tấn/doanh nghiệp) là 17 doanh nghiệp, tương đương trên 23%). Lượng doanh nghiệp có quy mô vừa (lượng xuất từ 20,000 – 49.000 tấn/doanh nghiệp) là 10 doanh nghiệp, chiếm 13,5%, còn lại là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 20.000 tấn/doanh nghiệp). Hình 4 chỉ ra số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chia theo quy mô năm 2020.

Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2019 và của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho thấy cả nước có khoảng 80 nhà máy sản xuất viên nén, với công suất khoảng gần 4,5 triệu tấn, trong đó chủ yếu tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, tiếp đến là vùng Đông Bắc. Tuy nhiên các con số này chưa bao gồm các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp sản xuất viên nén cho thấy các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể lên tới con số 300. Tuy nhiên con số này đến nay chưa được kiểm chứng.

Các khía cạnh cần quan tâm

Nghành sản xuất và xuất khẩu viên nén mới được phát triển trong một thập kỷ gần đây, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu phát triển điện sinh học tại Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ sau thảm động đất và sóng thần. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại các quốc gia này liên tục tăng, là động lực cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam mở rộng. Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam hiện tại đang tiểm ẩn một số vấn đề.

Thứ nhất, nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát, điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng bộ, thậm chí sản phẩm có chất lượng kém; điều này đẩy giá xuất khẩu xuống thấp.

Thứ hai, mặc dù đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng, sản xuất và xuất khẩu viên nén chưa nhận được sự quan tâm cần thiết của cơ quan quản lý.

Thứ ba, hiện chưa có cơ chế kết nối các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong ngành, chưa có tiếng nói chung trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Thứ tư, cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp cùng sản xuất viên nén mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này và các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác như dăm gỗ và ván ép. Nhiều tín hiệu cho thấy trong tương lai cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ diễn ra khốc liệt hơn.

Thứ năm, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu.

Để đọc thông tin chi tiết bản tin, vui lòng đọc tại đây

Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo

Gỗ Việt