Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng 2020 và xu hướng phát triển là sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), báo cáo được chia sẻ tại Hội nghị giao ban“Đánh giá kết quả năm 2020 và bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2021” diễn ra vào ngày 26 tháng 03 năm 2021 tại Bình Định.
Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng 2020 và xu hướng phát triển cập nhật những thông tin về đầu tư FDI vào ngành gỗ trong năm 2020. Tương tự như báo cáo của năm 2019, báo cáo năm 2020 tổng hợp thông tin về các dự án đầu tư FDI mới, các lượt sáp nhập, góp vốn mua cổ phần, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của khối FDI này. Bên cạnh đó, Báo cáo xác định một số khía cạnh rủi ro về gian lận thương mại trong các hoạt động đầu tư FDI.
Báo cáo chỉ ra một số thông tin
Năm 2020 ngành gỗ nhận được 63 dự án đầu tư FDI, với vốn đăng ký tổng số 372,7 triệu. Cùng năm, số lượt dự án tăng vốn là 52 lượt (vốn tăng 193,6 triệu USD) và số lượt góp vốn mua cổ phần đạt 122 lượt (244,8 triệu USD). Nhìn chung, đầu tư FDI vào ngành giảm so với 2019, chủ yếu do COVID 19.
Các dự án đầu tư FDI vào ngành quy mô nhỏ, khoảng 6 triệu USD/dự án. Trung Quốc đứng đầu danh sách về số dự án (23) tuy nhiên các DA từ Trung Quốc có vốn rất nhỏ, tương đương 1/3 vốn trung bình của 1 DA FDI.
Trong khâu xuất khẩu, năm 2020 ngành có 653 doanh nghiệp FDI tham gia khâu này, chiếm 18% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khối DN FDI đạt trên 6 tỷ USD, tương đương 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành (DN nội địa chiếm 82% về số lượng DN, kim ngạch XK đạt 49% trong tổng kim ngạch XK).
Về tăng trưởng kim ngạch trong xuất khẩu: Các DN FDI có tốc độ tăng trưởng trên 20% so với năm 2019, trong khi các DN nội địa tăng trưởng chỉ bẳng một nửa.
Có một số rủi ro tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của khối DN FDI, bao gồm rủi ro về gian lận thương mại. Điều tra của Cơ quan đại diện thương mại Mỹ về ngành gỗ Việt Nam có dính dáng đến yếu tố này. Chính phủ Việt Nam đang tích cực kiểm soát vấn đề, tuy nhiên cần tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, hợp tác để nâng cao hiệu quả.
Để đọc thông tin chi tiết báo cáo, vui lòng đọc tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2020 và xu hướng 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Kiểm soát rủi ro theo Nghị định Bảo đảm gỗ Hợp pháp
- Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Rủi ro trong gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp và ghế sofa
- Thực thi Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- FDI trong ngành gỗ và xuất khẩu doanh nghiệp FDI những tháng đầu năm 2020
- Tại sao ngành dăm gỗ của Việt Nam phát triển?
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam 7 tháng năm 2020: Thực trang, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo: Tác động của Hiệp định EVFTA tới ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào EU
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu