Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
Đến hết tháng 9 năm 2020, bức tranh cung – cầu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới vẫn còn nhiều biến động, chủ yếu là do tác động của đại dịch do COVID-19 gây ra và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Với độ mở rất lớn, ngành gỗ Việt Nam chịu tác động lớn bởi các các yếu tố này. Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo một số rủi rocập nhật tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng đầu 2020. Báo cáo cũng chỉ ra một số tín hiệu rủi ro về gian lận xuất xứ trong một số mặt hàng xuất nhập khẩu.
Báo cáo cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng và chỉ ra các mặt hàng có tín hiệu rủi ro trong khâu xuất khẩu và nhập khẩu. Nhìn chung, tình hình hết 9 tháng đầu 2020 cho thấy Chính phủ đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid 19. Điều này đã tạo đà cho các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, với kim ngạch tăng khoảng 13% so với cùng kỳ 2019. Trong tháng 9/2020 làn sóng đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, tăng trưởng mạnh về giá trị kim ngạch xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tiếp tục gây ra một số lo ngại cho ngành bởi các rủi ro có liên quan đến gian lận thương mại có liên quan tới các khâu này. Cụ thể, mở rộng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam đặc biệt tại thị trường Mỹ diễn ra trong bối cảnh các mặt hàng gỗ và bộ phận đồ gỗ xuất khẩu từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng mạnh.
Các thông tin chính trong Báo cáo này gồm:
Đối với khâu xuất khẩu
9 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam đạt 8,24 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 9, giá trị xuất khẩu G&GPG đạt 1,120 tỷ USD, giảm 0,2% so với kim ngạch 1 tháng trước đó.
Về các mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trong 9 tháng năm 2020 gồm: ván dăm, viên nén, ván bóc, ván dăm, ván sợi, gỗ dán, ghế ngồi và đồ gỗ. Trong số các sản phẩm này, các mặt hàng ván bóc / lạng, ghế ngồi và đồ gỗ ghi nhận có giá trị xuất khẩu tăng cao trong 9 tháng năm 2020 với mức tăng lần lượt là 28%; 27% và 18%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 như sau:
- Ván bóc: đạt 0,048 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2019;
- Ghế ngồi: đạt 1,72 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019;
- Đồ gỗ: đạt 3,98 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2019;
- Gỗ dán: đạt 0,51 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019;
- Dăm gỗ: đạt 1,14 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ 2019;
- Viên nén: đạt 0,24 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ 2019;
- Ván sợi: đạt 0,032 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ 2019;
- Ván dăm: đạt 0,007 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ 2019.
Về thị trường xuất khẩu
Trong 9 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu G&PSG của Việt Nam sang 5 thị trường lớn nhất bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU_27 nước đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các nước.
- Mỹ: 9 tháng 2020, Việt Nam xuất 4,63 tỷ USD sang thị trường này, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các nước. Chỉ tính riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 702,79 triệu USD, giảm 0,1% so với tháng trước đó.
- Nhật Bản: 9 tháng năm 2020 Việt Nam xuất trên 907,71 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ 2019, chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu vào tất cả các nước. Tháng 9/2020, đạt 106,77 triệu USD, giảm 6% so với tháng 8/2020.
- Trung Quốc: 9 tháng năm 2020, Việt Nam xuất 920,17 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2019, chiếm 11,2% tổng kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các nước. Tháng 9/2020, đạt 90,05 triệu USD, tăng 10% so với tháng 8/2020.
- Hàn Quốc: 9 tháng 2020, Việt Nam xuất 587,22 triệu USD, giảm 3% so cùng kỳ 2019, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các nước. Tháng 9/2020, đạt 64,38 triệu USD, giảm 5% so với tháng trước đó.
- EU_27: 9 tháng 2020, Việt Nam xuất 358,31 USD, giảm 6% so với cùng kỳ 2019, chỉ chiếm 4% tổng giá trị xuất khẩu vào tất cả các nước. Tháng 9/2020, đạt 34,85 triệu USD, tăng 5% so với tháng 8/2020.
Đối với khâu nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu G&SPG của Việt Nam trong 9 tháng năm 2020 đạt 1,75 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2019. Tháng 9/2020, Việt Nam nhập trên 218,95 triệu USD G&SP từ các quốc gia, giảm 3,42% so với tháng 8/2020.
Về các mặt hàng nhập khẩu
Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo là các mặt hàng chính được Việt Nam nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu chế biến. Trong 9 tháng năm 2020, một số mặt hàng khác có giá trị nhập khẩu lớn và gia tăng nhanh bao gồm ghế ngồi, bộ phận đồ nội thất. Ngoài ra, kim ngạch và lượng nhập các mặt hàng ván lạng/bóc, ghế ngồi, đồ gỗ cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, các mặt hàng nguyên liệu như gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sợi lại giảm cả về lượng và giá trị kim ngạch nhập khẩu.
Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2020, cụ thể:
- Ván lạng / bóc: nhập 139,73 triệu USD, tăng 14% so với 9 tháng 2019, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Đồ gỗ: nhập 124,9 triệu USD, tăng 61% so với 9 tháng 2019, chiếm 7,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Ghế ngồi: nhập 105,73 triệu USD, tăng 43% so với 9 tháng 2019, chiếm 6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về lượng nhập khẩu trong 9 tháng 2020 các sản phẩm G&SPG Việt Nam nhập như sau:
- Gỗ tròn: 9 tháng năm 2020 nhập 1,52 triệu m3, giảm 17% so với cùng kỳ 2019. Tháng 9/2020 nhập khẩu 277,24 nghìn m3, tăng 24,8% so với tháng 8/2020.
- Gỗ xẻ: 9 tháng năm 2020 nhập 1,708 triệu m3, giảm 11% so với cùng kỳ 2019. Tháng 9/2020 nhập 223,01 nghìn m3, tăng 9% so với tháng 8/2020.
- Ván lạng / bóc: 9 tháng năm 2020, nhập 158,21 nghìn m3, tăng 5% so với cùng kỳ 2019. Tháng 9/2020 nhập 17,37 nghìn m3, giảm 5% so với tháng trước đó.
- Ván dăm: 9 tháng năm 2020, nhập 303,04 nghìn m3, tăng 8% so với cùng kỳ 2019. Tháng 9/2020 nhập 43,54 nghìn m3, tăng 11% so với tháng 8/2020.
- Ván sợi: trong 9 tháng năm 2020, nhập 448,66 nghìn m3, giảm 6% so với cùng kỳ 2019. Tháng 9/2020 nhập 80,37 nghìn m3, tăng 50% so với tháng 8/2020.
- Gỗ dán: 9 tháng năm 2020, nhập 381,24 nghìn m3, tăng 6% so với cùng kỳ 2019. Tháng 9/2020 nhập 57,45 nghìn m3, giảm 5% so với tháng 8/2020.
Thị trường nhập khẩu
Trung Quốc, Mỹ, Ca mơ run, Thái Lan, Chile là 5 thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu vào Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2020, giá trị kim ngạch nhập khẩu từ 5 thị trường này là khoảng 1,06 tỷ USD, chiếm trên 61% tổng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường.
- Trung Quốc: nhập 546,06 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ 2019, chiếm 31% tổng KNNK. Tháng 9/2020, Việt Nam nhập 77,49 triệu USD, giảm 1% so với tháng trước.
Các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều từ thị trường này trong 9 tháng 2020 tập trung vào các mặt hàng như: Gỗ dán (126,85 triệu USD, chiếm 23% tổng KNNK từ thị trường này), ván bóc/ lạng (113,77 triệu USD, chiếm 21%), đồ gỗ (104,48 triệu USD, chiếm 19%) và ghế ngồi (88,11 triệu USD, chiếm 16%).
- Mỹ: nhập 229,64 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 13% tổng KNNK. Tháng 9/2020, nhập 24,12 triệu USD, tăng 214% so với tháng trước đó.
Gỗ tròn và gỗ xẻ là hai mặt hàng chính nhập từ Mỹ trong 9 tháng 2020: gỗ xẻ (61,88 triệu USDchiếm 27% tổng KNNK) và gỗ xẻ (150,05 triệu USD, chiếm 65% tổng KNNK).
- Ca mơ run: nhập 167,79 triệu USD, giảm 16 % so với cùng kỳ 2019, chiếm 10% tổng KNNK. Tháng 9/2020, nhập 18,99 triệu USD, giảm 20% so với tháng trước.
Trong 9 tháng 2020, nhập khẩu gỗ tròn từ thị trường này đạt 112,55 triệu USD, chiếm tỷ lệ 67%tổng KNNK và gỗ xẻ đạt 55,27 triệu USD, chiếm 33% tổng KNNK.
- Thái Lan: nhập 77,79 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ 2019, chiếm 4% tổng KNNK.
Tháng 9/2020 nhập 13,71 triệu USD, tăng13% so với tháng trước đó.
Mặt hàng nhập khẩu nhiều từ Thái Lan trong 9 tháng 2020 là ván dăm (19,44 triệu USD, chiếm 25% tổng KNNK) và ván sợi (52,62 triệu USD, chiếm 68% tổng KNNK).
- Chi lê: nhập 43,3 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ 2019, chiếm 2 % tổng KNNK. Tháng 9/2020 nhập 4,5 triệu USD, tăng 17% so với tháng trước đó.
Gỗ xẻ là sản phẩm chính Việt Nam nhập từ Chile, đạt 41,64 triệu USD, chiếm 96% tổng giá trị nhập trong 9 tháng 2020.
Để đọc thông tin chi tiết báo cáo, vui lòng đọc tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Rủi ro trong gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp và ghế sofa
- Thực thi Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- FDI trong ngành gỗ và xuất khẩu doanh nghiệp FDI những tháng đầu năm 2020
- Tại sao ngành dăm gỗ của Việt Nam phát triển?
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam 7 tháng năm 2020: Thực trang, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo: Tác động của Hiệp định EVFTA tới ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào EU
- Báo cáo: Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu 2020 và cảnh báo một số rủi ro
- Rủi ro nguồn cung nhập khẩu gỗ từ Nga và Ukraine
- Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu