Thương mại Gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2015 -2020, thực trạng và xu hướng
Kim ngạch thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD, tăng nhanh từ 1,2 tỷ USD năm 2015, với thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Tuy nhiên mức thặng dư đang ngày càng thu hẹp do tốc độ tăng trưởng trong nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (bình quân 27%/năm) cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (4,3%/năm) trong giai đoạn 2015-2020. Mức thặng dư giảm rất mạnh đặc biệt kể từ 2018-2019, trùng với thời điểm Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường này.
Báo cáoThương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2015 – 2020: Thực trạng và xu hướng đánh giá các dòng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây, tập trung vào việc xác định các rủi ro trong luồng cung từ Trung Quốc.
Ở khâu xuất khẩu của Việt Nam, Báo cáo cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn chủ yếu thuộc nhóm gỗ nguyên liệu, trong đó dăm gỗ và các loại ván chiếm trên 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Tại khâu này, mặt hàng ván bóc đang có những tín hiệu rủi ro gian lận về giá xuất khẩu.
Tại khâu nhập khẩu, gỗ dán, gỗ ghép, ván bóc, ván lạng, đồ nội thất và ghế ngồi là các nhóm mặt hàng chính, với kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này chiếm trên 90% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc vào Việt Nam mỗi năm. Trong khâu này, một số mặt hàng, bao gồm gỗ dán, tủ bếp và ghế ngồi có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu rất lớn (đồ gỗ nội thất tăng trưởng từ 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2018 lên 18,7% năm 2020; ghế ngồi tăng từ 7,9% lên 16,5% trong cùng giai đoạn).
Rủi ro về gian lận thương mại xảy ra khi Việt Nam được sử dụng là địa chỉ trung chuyển giúp đồ gỗ từ Trung Quốc tiếp cận với các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ, có mức thuế cao được áp dụng đối với đồ gỗ nguồn gốc từ Trung Quốc. Báo cáo kiến nghị các cơ quan quản lý của Việt Nam phối hợp với các Hiệp hội gỗ rà soát chi tiết các luồng các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc, tập trung vào các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, có dấu hiệu rủi ro về gian lận thương mại, từ đó xác định và đưa ra các cơ chế giảm thiểu rủi ro. Kiểm soát rủi ro trong luồng cung gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc hiệu quả sẽ trực tiếp góp phần làm ổn định và phát triển ngành gỗ Việt Nam.
Để đọc thông tin chi tiết bản tin, vui lòng đọc tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong bản tin
Gỗ Việt
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2020 và xu hướng 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Kiểm soát rủi ro theo Nghị định Bảo đảm gỗ Hợp pháp
- Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR