Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
Báo cáo cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam theo mặt hàng và thị trường tới hết 5 tháng đầu năm 2021, đồng thời đưa ra một số thông tin về cảnh báo mặt hàng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của ngành gỗ
Trong khâu xuất khẩu
Năm tháng đầu năm 2021 chứng kiến mức tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu, với giá trị xuất khẩu của ngành đạt 6,46 tỷ USD, tăng 62% so với 5 tháng cùng kỳ năm 2020.
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ trung bình mỗi tháng đạt khoảng 1,29 tỷ USD/tháng.
Các thị trường xuất khẩu chính
Năm thị trường trọng điểm nhập xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và EU. Tỷ trọng của tổng 5 thị trường này chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả ngành trong 5 tháng đầu 2021. Thị trường Mỹ đạt 3,93 tỷ USD, tăng 100% so với cùng kỳ 2020, chiếm 61% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG). Nhật Bản đạt 0,57 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2020, chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG. Trung Quốc đạt 0,68 tỷ USD, tăng 22% so với 5 tháng năm 2020, chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG. Hàn Quốc đạt 0,37 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ 2020, chiếm 6% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG. EU_27 đạt 0,29 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.
Các mặt hàng xuất khẩu chính
Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn và/hoặc có tốc động tăng trưởng cao bao gồm Đồ gỗ, ghế ngồi, dăm gỗ, viên nén, ván bóc, ván dăm, ván sợi, gỗ dán/ván ghép. Ván bóc, lượng xuất trên 833,18 nghìn m3, đạt 80,26 triệu USD, tăng 385% về lượng và 202% về giá trị so với cùng kỳ 2020. Ghế ngồi giá trị xuất đạt 1,65 tỷ USD, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2020. Sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 2,99 tỷ USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2019. Gỗ dán/gỗ ghép, xuất trên 1,06 triệu m3, đạt 388,88 triệu USD, tăng 17% về lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ 2020. Dăm gỗ, xuất 6,21 triệu tấn, đạt 785,3 triệu USD, giảm 3% về lượng và 12% về giá trị với cùng kỳ năm 2019. Viên nén xuất 3,2 triệu tấn, đạt 352,03 triệu USD, tăng 15% về lượng và 13% về giá trị so với cùng kỳ 2019. Ván sợi xuất 111,12 nghìn tấn, đạt 45,78 triệu USD, tăng 18% về lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ 2020. Ván dăm xuất 19,43 nghìn tấn, đạt 4,1 triệu USD, tăng 21% về lượng và 18% về giá trị so với cùng kỳ 2020.
Một số mặt hàng xuất khẩu có tín hiệu rủi ro về gian lận thương mại, thể hiện qua khía cạnh kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Cụ thể:
Tủ bếp và bộ phận tủ bếp (HS 9403.40) xuất vào thị trường Mỹ
Trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu mặt hàng tủ bếp và bộ phận tủ bếp đạt 803,33 triệu USD, tăng hơn 98% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch này chiếm 35% trong tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ (HS 9403) từ Việt Nam sang Mỹ.
Ghế bọc đệm
Sản phẩm này có kết cấu khung bằng gỗ dán và được bọc đệm bên ngoài. Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng đối với mặt hàng này, với kim ngạch chiếm 86% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam vào tất cả các thị trường. Tính đến hết 5 tháng 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,05 tỷ USD, tăng trên 169% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặt hàng này hiện đang bị Chính phủ Canada áp mức thuế chung chống bán phá giá trên 101,5% (trừ 6 công ty có mức thuế riêng).
Trong khâu nhập khẩu
Trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu G & SPG đạt 1,26 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ 2020.
Các mặt hàng nhập khẩu chính
Trong 5 tháng năm 2021 Việt Nam nhập nhiều các sản phẩm như: Gỗ trò, nhập 832,54 nghìn m3, đạt 221,94 triệu USD tăng 3% về lượng nhưng lại giảm 3% giá trị kim ngạch nhập khẩu (KNNK) so với cùng kỳ năm trước. Gỗ xẻ, nhập 1,29 triệu m3, đạt 450,01triệu USD, tăng 35% về lượng và 40% về giá trị KNNK so với cùng kỳ năm trước. Ván lạng/veneer, nhập 114,54 nghìn m3, đạt 113,47 triệu USD, tăng 32% về lượng và 52% về giá trị KNNK so với cùng kỳ năm trước. Ván dăm, nhập 175,74 nghìn m3, đạt 40,23 triệu USD tăng 17% về lượng và 25% về giá trị KNNK so với cùng kỳ năm trước. Ván sợi,nhập 491,83 nghìn m3, đạt 119,32 triệu USD tăng 125% về lượng và 98% về giá trị KNNK so với cùng kỳ năm trước. Gỗ dán, nhập 284,09 nghìn m3, đạt 115,74 triệu USD tăng 74% về lượng và 79% về giá trị KNNK so với cùng kỳ năm trước. Đồ gỗ (HS 9403), nhập 75,21 triệu USD tăng 30% KNNK so với cùng kỳ năm 2020. Ghế ngồi (HS 9401), nhập 88,05 triệu USD tăng 81% KNNK so với cùng kỳ năm 2020.
Các thị trường nhập khẩu chính
Trung Quốc, Mỹ, Ca mơ run, Thái Lan, Chile là 5 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Giá trị kim ngạch nhập khẩu từ 5 thị trường này đạt 762,01 triệu USD, chiếm trên 60% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG từ tất cả các thị trường. Trong 5 tháng đầu 2021 kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này như sau:
Trung Quốc: Kim ngạch đạt 445,67 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ 2020, chiếm 35% tổng giá trị nhập khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ nhập vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021. Các mặt hàng Việt Nam nhập chủ yếu từ Trung Quốc bao gồm: Gỗ dán, đạt 105,07 triệu USD, chiếm 24% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG; tiếp theo là Veneer/ván lạng đạt 92,82 triệu USD, chiếm 21%; Ghế ngồi đạt 75,06 triệu USD, chiếm 17%; và Đồ gỗ đạt 61,74 triệu USD, chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu G&SPG.
Mỹ: Kim ngạch đạt 133,13 triệu USD, chiếm 11% tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chiếm 92% trong tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường này. Lượng gỗ tròn nhập đạt 84,21 nghìn m3, tương đương 26,76 triệu USD. Lượng gỗ xẻ đạt 217,63 nghìn m3, tương đương 95,37 triệu USD chiếm 72% giá trị nhập, là thị trường cung gỗ xẻ lớn nhất cho Việt Nam.
Ca mơ run: 72,65 triệu USD, giảm 15 % so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 6% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG. Gỗ tròn và gỗ xẻ là sản phẩm chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này: Gỗ tròn nhập khẩu là 119,36 nghìn m3, đạt 47,21 triệu USD, chiếm 65% tổng KNNK; trong khi gỗ xẻ nhập khẩu là 55,48 nghìn m3, đạt 25,43 triệu USD, chiếm 35% tổng KNNK.
Thái Lan: 68,25 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ 2020, chiếm 5% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG từ tất cả các thị trường. Các mặt hàng nhập chính là ván dăm đạt 75,38 nghìn m3, tương đương 13,09 triệu USD, chiếm 19% tổng KNNK; ván sợi đạt 214,40 nghìn m3, tương đương 51,77 triệu USD, chiếm 76% tổng giá trị nhập G&SPG từ Thái Lan.
Chi lê: 42,03 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 3% tổng giá trị nhập G&SPG từ tất cả các thị trường. Gỗ xẻ là sản phẩm chính Việt Nam nhập từ Chile, đạt 160,67 nghìn m3, tương đương với 41,04 triệu USD, chiếm 97% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG từ thị trường này.
Trong khâu nhập khẩu cũng tồn tại một số tín hiệu rủi ro đối với một số mặt hàng. Tương tự như đối với các mặt hàng rủi ro trong xuất khẩu, các tín hiệu rủi ro đối với một số mặt hàng nhập khẩu thể hiện qua con số kim ngạch nhập khẩu tăng rất mạnh trong thời gian ngắn. Cụ thể một số mặt hàng bao gồm:
Bộ phận tủ bếp từ gỗ dán trong mặt hàng đồ gỗ (HS 9403)
Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2021 nhập khẩu Đồ gỗ (HS 9403) vẫn tiếp tục tăng, đạt 75,20 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc chiếm tới 82% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ tất cả các thị trường. Trong 5 tháng đầu năm 2021, tủ bếp và bộ phần tủ bếp là mặt hàng được cảnh báo là rủi ro. Mặt hàng này được khai báo ở mã Hs 9403.40 (nội thất phòng bếp), đạt 2 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2020; và Hs 9403.90 (bộ phận đồ gỗ) đạt 61,7 triệu USD, tăng 38% trong cùng thời gian này.
Để đọc thông tin chi tiết bản tin, vui lòng đọc tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2020 và xu hướng 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Kiểm soát rủi ro theo Nghị định Bảo đảm gỗ Hợp pháp
- Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Rủi ro trong gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp và ghế sofa
- Thực thi Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu