Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
Lượng gỗ nguyên liệu (tròn, xẻ) từ Campuchia và Lào nhập khẩu vào Việt Nam giảm rất mạnh trong những năm vừa qua và hiện chỉ còn chiếm 1-2% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm. Vào nửa đầu của thập kỷ 2010, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hàng triệu m3 gỗ tròn và xẻ từ hai quốc gia này
Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực rất lớn tới hình ảnh của ngành gỗ Việt. Tuy nhiên lượng nhập sau đó giảm, chủ yếu do việc siết quản lý trong việc khai thác và xuất khẩu gỗ tại các quốc gia này. Mặc dù đến nay lượng cung từ các nguồn này nhỏ và không còn quan trọng cho Việt Nam, sự tồn tại của nguồn cung này và đặc biệt là lượng nhập gia tăng từ 2020 đến nay tiếp tục gây ra những động tiêu cực tới ngành gỗ.
Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang thực hiện điều tra ngành gỗ Việt Nam. Điều tra này được dựa trên một phần cáo buộc rằng Việt Nam nhập khẩu gỗ bất hợp pháp, bao gồm cả gỗ từ Campuchia và Lào. Hoa Kỳ hiện thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho đồ gỗ của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu 2021 từ thị trường này chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào tất cả các thị trường. Do vậy, cáo buộc mà cơ quan USTR đưa ra rất nghiêm trọng cho ngành gỗ Việt. Kiểm soát hiệu quả gỗ rủi ro nhập khẩu, đặc biệt gỗ từ Campuchia và Lào có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành trong tương lai.
Dựa trên nguồn dữ liệu thống kê gỗ nhập của của Tổng cục Hải quan, Bản tin này cung cấp thông tin về thực trạng Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào từ 2020 đến hết 5 tháng đầu 2021. Bản tin cũng đưa ra một số thông tin sơ lược về quản trị tài nguyên rừng tại hai quốc gia này. Từ các nguồn thông tin này, Bản tin trình bày một số kiến nghị về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát gỗ nhập khẩu rủi ro vào Việt Nam.
Để đọc thông tin chi tiết bản tin, vui lòng đọc tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong bản tin
Gỗ Việt
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2020 và xu hướng 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Kiểm soát rủi ro theo Nghị định Bảo đảm gỗ Hợp pháp
- Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng đầu 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
- Rủi ro trong gian lận thương mại đối với mặt hàng tủ bếp và ghế sofa
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025