Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ giảm 17,3% trong tháng 7/2021 so với tháng trước đó và kim ngạch xuất khẩu trong 15 ngày đầu Tháng 8 chỉ đạt 373,8 triệu, tương đương 45,5% so với kim ngạch 15 ngày đầu Tháng 7 năm 2021.
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 dẫn đến các biện pháp can thiệp mạnh của Chính phủ thông qua việc giãn cách xã hội. Điều này đã và đang có tác động trực tiếp tới tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp ngành gỗ. Các trung tâm chế biến gỗ lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định với sự hiện diện đông đảo của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Đứt gãy chuỗi cung, suy giảm đơn hàng, cắt giảm lao động, thu hẹp hoặc đóng cửa nhà máy là những biện pháp ứng phó hiện đang được các doanh nghiệp áp dụng. Nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất ở mức 20-50% so với trước thời điểm giãn cách, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của khách hàng và duy trì công việc cho người lao động.
Tính toán của Nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends từ nguồn dữ liệu xuất khẩu gỗ của Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong 7 tháng đầu 2021 đạt 9,26 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, biện pháp giãn cách xã hội làm co hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, với kim ngạch xuất khẩu của Tháng 7 năm 2021 đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 17,3% so với kim ngạch xuất khẩu của Tháng 6 cùng năm. Con số công bố gần đây của Tổng cục Hải Quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu trong 15 ngày đầu Tháng 8 chỉ đạt 373,8 triệu, giảm 45,5% so với kim ngạch 15 ngày đầu Tháng 7 năm 2021. Với tình hình giãn cách xã hội đang diễn ra như hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Dự kiến kim nghạch xuất khẩu nửa cuối tháng 8 và thời gian sau đó – cho tới kinh dịch bệnh được kiểm soát – sẽ còn tiếp tục giảm sâu.
Chi tiết được đề cập trong bản tin. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong bản tin
Gỗ Việt
- Thương mại Gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2015 -2020, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2020 và xu hướng 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Kiểm soát rủi ro theo Nghị định Bảo đảm gỗ Hợp pháp
- Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2020: Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025