Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam
Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Trong 8 tháng đầu 2021 lượng xuất khẩu đạt 2,4 triệu tấn, tương đương với 273 triệu USD về kim ngạch. Nhìn chung, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng, và tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2020.
Đến nay viên nén đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong những năm gần đây, lượng viên nén xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 3 triệu tấn, tương đương 350 triệu USD về kim ngạch. Hàn Quốc và Nhật Bản là thị trường nhập khẩu viên nén quan trọng nhất của Việt Nam, với lượng xuất sang 2 thị trường này chiếm trên 90% trong tổng lượng viên nén xuất khẩu hàng năm.
Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Trong 8 tháng đầu 2021 lượng xuất khẩu đạt 2,4 triệu tấn, tương đương với 273 triệu USD về kim ngạch. Nhìn chung, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng, và tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2020.
Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này mỗi năm chiếm trên 90% trong tổng lượng xuất khẩu. Thị trường Hàn Quốc có quy mô lớn hơn so với thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ ổn định tại thị trường Nhật Bản lại cao hơn.
Bản tin “Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam, thực trạng và một số khía cạnh cần quan tâm” cung cấp thông tin cập nhật về tình hình xuất khẩu viên nén của Việt Nam đến hết 8 tháng đầu 2021. Bản tin cũng chia sẻ một số thông tin ban đầu vào thực trạng sản xuất của ngành, bao gồm một số thuận lợi và khó khăn, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần phát triển ngành trong tương lai.
Điểm mạnh
Một trong những điểm mạnh trực tiếp góp phần vào sự hình thành và phát triển của ngành viên nén cho đến hôm nay là bởi nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, được tạo ra từ gỗ phụ phẩm của ngành chế biến. Nguồn gỗ đầu vào để làm mặt hàng này bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành ngọn gỗ rừng trồng có đường kính từ khoảng 2cm trở xuống. Thứ hai, cơ sở chế biến viên nén không đòi hỏi đầu tư về công nghệ quản lý lớn và phức tạp và điều này tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất. Thứ ba, Việt Nam có lợi thế về địa lý với các nguồn nguyên liệu cho sản xuất viên nén nằm gần các cảng biển xuất khẩu, thuận tiện cho việc vận chuyển.
Điểm yếu
Ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén hiện đang tồn tại một số mặt hạn chế. Thứ nhất, đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý. Một số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) hạn chế, trong khi đòi hỏi của thị trường xuất khẩu về mặt hàng có chứng chỉ ngày càng tăng. Có một số tín hiệu cho thấy tình trạng gian lận trong khai báo sản phẩm có chứng chỉ FSC với lượng khai báo lớn hơn khả năng cung thực tế. Những thông tin này đang tác động xấu tới ngành. Nguyên liệu đầu vào, bao gồm chất lượng và khía cạnh pháp lý chưa được quản lý theo chuỗi hành trình sản phẩm. Thứ hai, hiện ngành đang tồn tại tình trạng cung lớn hơn cầu, với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp tham gia khâu chế biến. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả việc cạnh tranh không lành mạnh như chèn ép giá. Nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến trong khi khâu xuất khẩu lại tập trung chủ yếu bởi một số doanh nghiệp có quy mô lớn. Theo thông tin từ đại diện một số doanh nghiệp, mức giá tại thị trường Hàn Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia khâu đấu thầu tại đây bỏ mức giá thấp, sau đó quay lại đẩy giá sản phẩm của các cơ sở sản xuất xuống. Với tình trạng cung lớn hơn cầu như hiện nay, ngành tiềm ẩn yếu tố không bền vững.
Cơ hội
Ngành viên nén còn có dư địa để phát triển bền vững. Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ viên nén tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, lượng viên nén tại thị trường này sẽ có thể mở rộng gấp 3 lần cho tới năm 2024-2025 so với hiện nay. Nếu năng lực sản xuất của Việt Nam được giữ nguyên ở mức hiện tại, cung – cầu mặt hàng này sẽ cân bằng trong 2-3 năm tới. Thứ hai, ngành có tiềm năng trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm có chứng chỉ FSC, điều này có thể đạt được thông qua hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các hộ trồng rừng để tạo nguồn gỗ chứng chỉ.
Rủi ro
Mất cân đối cung – cầu, nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và pháp lý, doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn kiểm soát thị trường đầu ra sản phẩm – đây là các khía cạnh rủi ro ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai. Đến nay, hoạt động của ngành vẫn còn mang tính tự phát. Hiện chưa có các thiết chế cần thiết nhằm điều chỉnh sự phát triển của ngành.
Đọc bản tin chi tiết tại đây, vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong bản tin
Gỗ Việt
- Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8 tháng 2021
- Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ, tác động và tính chính danh của các hộ sản xuất
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021, thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam, một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền
- Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021
- Thương mại Gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2015 -2020, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu