Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
Báo cáo “Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền: Thực trạng và một số khía cạnh chính sách" là sản phẩm do Tổ chức Forest Trends phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Hiệp hội Cao su Việt Nam thực hiện. Đây là một trong số những sản phẩm được nhóm nghiên cứu công bố cùng với Báo cáo “Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam: Một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền” và Báo cáo “Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền: Thực trạng và một số khía cạnh chính sách”.
Gỗ cao su hiện đã trở thành một trong những nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam. Nguồn cung này ngày càng quan trọng bởi gỗ cao su trong nước được coi là gỗ có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, chất lượng và công dụng tốt, sử dụng tạo ra các sản phẩm đa dạng được thị trường ưa chuộng. Mỗi năm, lượng gỗ cao su cung ra khoảng 5,5 triệu m3 gỗ quy tròn, riêng năm 2019 là 4,8 triệu m3 gỗ quy tròn với 87% lượng cung này được đưa vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, phần còn lại (13%) được sử dụng nội địa (Hoa và cộng sự, 2021).
Thống kê từ Hiệp hội Cao su Việt Nam cho thấy năm 2020 giá trị các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ cao su xuất khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng nhanh từ con số 1,2 tỷ USD năm 2015. Xu hướng thị trường cho thấy kim ngạch xuất khẩu đang tiếp tục mở rộng. Nguồn cung gỗ cao su nguyên liệu từ các hộ tiểu điền chiếm khoảng 30% trong tổng lượng cung gỗ cao su năm 2019 (Hoa và cộng sự, 2021) (gần 70% lượng cung còn lại là từ nguồn cao su đại điền). Công đoạn từ gỗ nguyên liệu từ các hộ tới các sản phẩm xuất khẩu (hoặc tiêu thụ trong nước) trải qua nhiều bước khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên, bao gồm các DN chế biến.
Báo cáo Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền: Thực trạng và một số khía cạnh chính sách là sản phẩm cung cấp bức tranh tổng thể về thực trạng các mối liên kết tiêu thụ gỗ cao su trong chuỗi cung từ các hộ tiểu điền đến DN chế biến và xuất khẩu. Những thuận lợi và khó khăn của các bên tham gia chuỗi cung gỗ cao su đang đối mặt, đặc biệt ở khâu liên kết giữa hộ tiểu điền và bên thu mua, cũng được trình bày trong báo cáo này. Báo cáo cũng đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm xây dựng chuỗi cung ứng gỗ cao su tiểu điền đáp ứng các yêu cầu về khía cạnh hợp pháp và bền vững của thị trường xuất khẩu và nội địa trong tương lai.
Đọc thông tin chi tiết của báo cáo tại đây. Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam, một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền
- Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021
- Thương mại Gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2015 -2020, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt năm 2020
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu