Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021, thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi rocập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới hết 7 tháng đầu năm 2021. Về Báo cáo cũng đưa ra một số thông tin về một số khía cạnh rủi ro trong một số mặt hàng xuất nhập khẩu.
Trong khâu xuất khẩu, trong 7tháng đầu 2021,kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG)đạt 9,26tỷ USD, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 tới ba trung tâm chế biến gỗ là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai khiến cho kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2021 của ngành giảm 17,3%, chỉ đạt 1,26 tỷ USD, so với tháng 6 trước đó đạt 1,53 tỷ USD. Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập 1,81 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2020.
Trong khâu xuất khẩu
Trong 7 tháng đầu 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) đạt 9,26 tỷ USD, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 tới ba trung tâm chế biến gỗ là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai khiến cho kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2021 của ngành giảm 17,3%, chỉ đạt 1,26 tỷ USD, so với tháng 6 trước đó đạt 1,53 tỷ USD. Dự báo kim ngạch sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tiếp theo nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt.
Về thị trường xuất khẩu G&SPG 7 tháng năm 2021, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, như Mỹ tăng 77,4%; Trung Quốc tăng 24,8%, Nhật Bản tăng 18,8%, Hàn Quốc tăng 16,8%; EU tăng 34,0%. Cụ thể:
- Mỹ: Đạt 5,72 tỷ USD, tăng 77,4% so với cùng kỳ 2020, chiếm 62% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào tất cả các thị trường.
- Nhật Bản: Đạt 0,81 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2020, chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.
- Trung Quốc: Đạt 0,93tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 10% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.
- Hàn Quốc: Đạt 0,53 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2020, chiếm 6% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG
- EU_27: Đạt 0,38 tỷ USD, tăng 34,0% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.
- Anh: Đạt 0,16 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.
- Canada: Đạt 0,15 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của ngành gỗ Việt bao gồm Đồ gỗ, ghế ngồi, dăm gỗ, viên nén, ván bóc, ván dăm, ván sợi, gỗ dán/ván ghép trong 7 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với 7 tháng đầu năm 2020, cụ thể:
- Đồ gỗ: Đạt 4,33 tỷ USD, tăng 52,9% so với cùng kỳ năm 2020.
- Ghế ngồi: Đạt 2,35 tỷ USD, tăng 99,2% cùng kỳ năm 2020.
- Dăm gỗ: Đạt 8,50 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng và 17,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
- Gỗ dán/gỗ ghép: Đạt trên 1,54 triệu m3, tương đương 570,47 triệu USD, tăng 42,6% về lượng và 99,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
- Viên nén: Đạt 2,14 triệu tấn, tương đương 241,22 triệu USD, tăng 31,9% về lượng và 35,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
- Ván bóc: Đạt trên 1,21 triệu m3, tương đương 117,32 triệu USD, tăng 337,1% về lượng và 184,8% về giá trị so với cùng kỳ 2020.
- Ván sợi: Đạt 66,86 nghìn m3, tương đương 36,75 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và 46,0 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
- Ván dăm: Đạt 29,87 nghìn m3, tương đương 6,30 triệu USD, tăng 19,1% về lượng, nhưng lại giảm 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Một số mặt hàng xuất khẩu có tín hiệu rủi ro về gian lận thương mại được thể hiện qua khía cạnh kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Cụ thể:
- Tủ bếp và bộ phận tủ bếp (HS 9403.40) xuất vào thị trường Mỹ
Giá trị xuất khẩu mặt hàng tủ bếp và bộ phận tủ bếp tiếp tục tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt
- Ghế bọc đệm
Mặt hàng ghế ngồi bọc đệm của Việt Nam có giá trị xuất khẩu tăng 123,5% trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020,đạt 1,50 tỷ USD. Trong khi Canada, một trong những thị trường nhập khẩu lượng lớn mặt hàng này đã áp mức thuế chống bán phá giá trên 101,5% (ngoài 6 công ty có mức thuế riêng) cho sản phẩm ghế ngồi bọc đệm từ Việt Nam vào đầu năm 2021.
Trong khâu nhập khẩu
Việt Nam nhập 1,81 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2020. Gỗ xẻ, veneer, ván sợi, gỗ dán, ghế ngồi, đồ gỗ là các mặt hàng nhập khẩu chính và có giá trị nhập tăng so với cùng kỳ năm 2020 lần lượt tương ứng ở các mức: 47%; 59%; 86%; 65%; 68% và 25%.
Thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập G&SPG từ 113 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 7 tháng đầu năm 2021. Trung Quốc, Mỹ, Ca mơ run, Thái Lan, Chile là 5 thị trường cung chính G&SPG cho Việt Nam, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1,12 tỷ USD, chiếm trên 61,6% tổng giá trị nhập khẩu từ tất cả các thị trường.
- Trung Quốc: giá trị nhập G&SPG từ thị trường này đạt 667,23 triệu USD, tăng 70,8% so với cùng kỳ 2020, chiếm 36,8% tổng giá trị nhập từ các nước. Các mặt hàng nhập chính từ thị trường này: Gỗ dán nhập 153,08 triệu USD, Veneer/ván lạng nhập 140,10 triệu USD; Ghế ngồi nhập 107,03 triệu USD và Đồ gỗ đạt 91,37 triệu USD.
- Mỹ: Trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 189,67 triệu USD, chiếm 10,5% tổng giá trị nhập khẩu gỗ và SPG của cả nước, tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ cung chủ yếu hai mặt hàng là gỗ tròn, gỗ xẻ cho Việt Nam. Gỗ tròn nhập 130,37 nghìn m3, đạt 41,09 triệu USD; và gỗ xẻ nhập 291,58 nghìn m3, đạt 135,40 triệu USD. Đây là thị trường cung cấp gỗ xẻ lớn nhất cho Việt Nam.
- Ca mơ run: Đạt 112,47 triệu USD, giảm 10,1 % so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 6,2% tổng giá trị nhập khẩu gỗ và SPG. Gỗ tròn và gỗ xẻ là hai sản phẩm chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này. Gỗ tròn nhập khẩu là 177,70 nghìn m3, đạt 70,45 triệu USD. Gỗ xẻ nhập khẩu 90,50 nghìn m3, đạt 41,01 triệu USD.
- Thái Lan: Đạt 90.43 triệu USD, tăng 68,4% so với cùng kỳ 2020, chiếm 5% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG. Sản phẩm nhập chính từ thị trường này là: ván dăm nhập 108,55 nghìn m3, đạt 19,82 triệu USD; và ván sợi nhập 257,57 nghìn m3, đạt 64,86 triệu USD.
- Chi lê: Đạt 58,31 triệu USD, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 3,2% tổng giá trị nhập G&SPG. Gỗ xẻ là sản phẩm chính Việt Nam nhập từ Chile, với 210,23 nghìn m3, tương đương 56,34 triệu USD, chiếm 97% tổng giá trị nhập từ thị trường này.
Mặt hàng nhập khẩu, các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm gỗ như: gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo và ghế ngồi, bộ phận đồ nội thất là các sản phẩm nhập có giá trị cao trong 7 tháng đầu năm 2021. Cụ thể:
- Gỗ tròn: Đạt 1,21 triệu m3, tương đương 323,26 triệu USD tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 4,4% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
- Gỗ xẻ: Đạt 1,75 triệu m3, tương đương 635,63 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và 47,2% về giá trị so với cùng kỳ.
- Ván lạng/veneer: Đạt 116,75 nghìn m3, tương đương 167,04 triệu USD, tăng 33,5% về lượng và 58,5% về giá trị so với cùng kỳ.
- Ván dăm: Đạt 252,73 nghìn m3, tương đương 56,85 triệu USD tăng 14,8% về lượng và 30,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
- Ván sợi: Đạt 652,79 nghìn m3, tương đương 160,75 triệu USD tăng 107,5% về lượng và 85,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
- Gỗ dán: Đạt 407,94 nghìn m3, tương đương 167,83 triệu USD tăng 54,9% về lượng và 65,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
- Đồ gỗ (HS 9403): Đạt 108,87 triệu USD, tăng 324,6% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
- Ghế ngồi (HS 9401): Đạt 124,05 triệu USD, tăng 67,7% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Nhập khẩu bộ phận tủ bếp từ gỗ dán trong mặt hàng đồ gỗ (HS 9403) tiếp tục được nhận định là mặt hàng có tính rủi ro khi giá trị nhập khẩu tăng và chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 108,87 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 84%, đạt 91,37 triệu USD.
Đọc báo cáo chi tiết tại đây, vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam, một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền
- Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ: Thực trạng 8 tháng đầu năm và kịch bản cho các tháng cuối năm 2021
- Thương mại Gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2015 -2020, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào đến hết 5 tháng đầu năm 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ tới hết 5 tháng đầu 2021: Thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro, thực trạng và cơ chế kiểm soát
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới và ý nghĩa cho việc thực hiện Nghị định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp VNTLAS
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025