Tạo quỹ đất cho phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bền vững phục vụ chế biến xuất khẩu
Báo cáo được công bố tại Hội nghị giao ban “Đánh giá kết quả năm 2021 và bàn các giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022” vừa qua được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam tổ chức ngày 17 tháng 12 năm 2021 vừa qua tại Bình Dương. Báo cáo chỉ ra bốn nguồn quỹ đất có tiềm năng là cơ hội để khối tư nhân tham gia tiếp cận trong tương lai, gồm các nguồn: Thứ nhất, đất từ các hộ gia đình, thông qua hình thức công ty liên kết với hộ. Thứ hai đất từ các công ty lâm nghiệp, thông qua hình thức công ty liên kết hoặc cho công ty giao/thuê dài hạn. Thứ ba, đất do UBND xã đang quản lý, thông qua việc công ty thuê đất dài hạn. Thứ tư, đất trống, rừng suy thoái không thể tự phục hồi tại một số khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thông qua việc công ty liên kết với BQL nhằm phát triển nguồn tài nguyên rừng kết hợp với trồng gỗ lớn.
Đại dịch do COVID-19 làm cho cước vận chuyển quốc tế tăng phi mã. Là ngành có độ mở rất lớn, cả ở khâu xuất khẩu các mặt hàng gỗ và khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào cho chế biến, ngành chiến biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực. Ở khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu, cước vận chuyển tăng đẩy giá gỗ nhập khẩu liên tục tăng. Hoạt động giãn cách tại các quốc gia cung gỗ nguyên liệu cho Việt nam cũng làm cho nguồn cung giảm sút. Bùng nổ của các công trình xây dựng là kết quả của các gói kích và nguồn vốn vay lãi suất thấp nhằm giảm tác động của đại dich đẩy cầu gỗ nguyên liệu tại các nước này gia tăng. Các yếu tố này tác động trực tiếp tới việc giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng, thời gian giao gỗ chậm. Một số doanh nghiệp phải chậm đơn hàng cho đối tác.
Chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào có vai trò sống còn cho hoạt động của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Sự kéo dài của đại dịch đòi hỏi các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cần có phương thức tiếp cận mới về tạo nguồn nguyên liệu đầu vào bền vững dựa trên nguồn gỗ rừng trồng tại Việt Nam.
Báo cáo "Tạo quỹ đất cho phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bền vững phục vụ chế biến xuất khẩu" được chia sẻ tại Hội nghị
Báo cáo này đưa ra các thông tin về thực trạng sản xuất gỗ nguyên liệu từ rừng trồng của Việt Nam hiện nay, trọng tâm vào các lực cản trong việc tạo nguồn gỗ rừng trồng là gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Dựa trên thông tin này, Báo cáo đưa ra các kiến nghị, trọng tâm vào các giải pháp tạo các nguồn quỹ đất sạch nhằm lôi kéo đầu tư từ khối tư nhân vào trồng rừng gỗ lớn. Nhu cầu tiếp cận nguồn đất nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn có chất lượng là rất hiện hữu trong nhiều doanh nghiệp.
Báo cáo cho rằng khối tư nhân có tiềm năng là động lực cơ bản để có thể chuyển đổi tình trạng sản xuất gỗ rừng trồng từ gỗ nhỏ như hiện nay sang gỗ lớn trong tương lai. Tuy nhiên, để các động lực này phát huy được hiệu quả, khối tư nhân cần tiếp cận được với nguồn đất trồng rừng. Tiếp cận này có thể thực hiện theo hình thức liên kết với các hộ trồng rừng, với các công ty lâm nghiệp, Ủy ban Nhân dân xã (UBND) và tại một số Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ (RPH), rừng đặc dụng (RĐD) như hiện nay. Báo cáo chỉ ra bốn nguồn quỹ đất có tiềm năng là cơ hội để khối tư nhân tham gia tiếp cận trong tương lai, bao gồm: Đất từ các hộ gia đình, thông qua hình thức công ty liên kết với hộ; Đất từ các công ty lâm nghiệp, thông qua hình thức công ty liên kết hoặc cho công ty giao/thuê dài hạn; Đất do UBND xã đang quản lý, thông qua việc công ty thuê đất dài hạn và Đất trống, rừng suy thoái không thể tự phục hồi tại một số khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thông qua việc công ty liên kết với BQL nhằm phát triển nguồn tài nguyên rừng kết hợp với trồng gỗ lớn
Để các nguồn quỹ đất này được giải phóng khỏi tình trạng sử dụng đất hiện nay và trở thành cơ hội đầu tư cho khối tư nhân cần có các cơ chế chính sách mới mang tính đột phá của Nhà nước, cho phép thay đổi hình thức quản lý đất đai chưa hiệu quả bởi các công ty lâm nghiệp, UBND xã và tại một số BQL. Bên cạnh đó, cần có quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ, với sự tham gia của bên thứ ba, nhằm đảm bảo các liên kết minh bạch, công bằng, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Phát triển các nguồn quỹ đất này cần đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho nhóm yếu thế, cho tài nguyên rừng, đa dạng sinh học. Chính phủ có thể cân nhắc làm thí điểm các cơ chế này tại quy mô địa phương, với các bài học kinh nghiệm từ mô hình được đúc kết và nhân rộng trong tương lai.
Đọc bản tin chi tiết tại đây, vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong bản tin
Gỗ Việt
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2018 – 9 tháng 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng đầu năm 2021
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam
- Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8 tháng 2021
- Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ, tác động và tính chính danh của các hộ sản xuất
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021, thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
- Liên kết tiêu thụ gỗ cao su từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Liên kết tiêu thụ cao su thiên nhiên từ hộ tiểu điền, thực trạng và một số khía cạnh chính sách
- Chuỗi cung ngành cao su Việt Nam, một số nét chính và vai trò của cao su tiểu điền
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu