BÌNH PHƯỚC: Hộ trồng rừng trong cơn bão giá gỗ cao su
Nhiều chủ vườn cao su tại Bình Phước hiện đang đua nhau thanh lý vườn cây cao su già cỗi, thậm chí cả vườn cao su đang khai thác mủ, để bán gỗ do giá tăng mạnh và được thương lái lùng mua.
Theo ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, do giá cây cao su thanh lý tăng đột biến đã khiến nhiều nhà vườn có cao su già cỗi đổ xô thanh lý cây để được giá trong thời điểm này. Giá cây cao su tăng đột biến đã kéo theo giá đất cao su cũng tăng lên và bắt đầu có dấu hiệu sốt trở lại sau thời gian ảm đạm do mủ cao su xuống giá. Theo các hộ nông dân trồng cao su, giá đất cao su hiện vào khoảng 800 triệu đồng, đến hơn 1 tỷ đồng/1ha trong khi năm trước chỉ khoảng 600 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Quời, ở ấp Hòa Nhơn 1, xã Tân Thành – huyện Chơn Thành, có khoảng 4 sào trồng gỗ cao su, đang khá phân vân với tình hình hiện tại, khi giá gỗ cao su tăng nhanh đến chóng mặt, dù đã có nguồn thu nhập khá ổn định từ việc bán giống cao su, nhưng vẫn đang tính toán để tăng thu nhập cho gia đình. Đó không phải là hiện tượng hiếm gặp ở Bình Phước vào thời điểm này.
Trong khi đó ở ấp 2, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, gia đình chị Nguyễn Thị Hiền đã thanh lý hơn 2 ha rừng cao su từ khá lâu, khi các thương lái đến hỏi mua. Chị Hiền cho biết, ở vùng này, cây cao su chiếm tới 90% diện tích trồng rừng, vì cây cao su chỉ trồng xuống, không mất công chăm sóc, bón phân thời điểm đầu là xong. Và mặt khác, đất ở đây không giàu dinh dưỡng, trồng cao su là hợp lý nhất không trồng cao su thì không biết trồng cây gì ngoài nó. Và khi giá trị của cây gỗ cao su tăng cao, những người trồng rừng như gia đình chị không bỏ lỡ cơ hội để tăng thu nhập cho nhà mình.
Khách mua hàng thường mua dạng cây đứng, không cần giấy tờ, nhiều người mua trọn gói cả vườn, và giá bán thì chị Hiền đi tham khảo ở các nơi, trước khi quyết định đưa ra mức giá hợp lý. “mua bán diện tích lớn gỗ cao su thì cần hợp đồng, còn buôn bán nhỏ của hộ gia đình chỉ là thỏa thuận miệng với nhau. Chỉ trao đổi là bán vườn đó giá bao nhiêu, bao nhiêu ngày thì cắt”, chị Hiền cho biết. Gia đình chị đã thanh lý cả rừng 2 ha cách đây không lâu, được hơn 300 triệu, và chị Hiền khá tiếc rẻ khi không bán trễ hơn thì con số này sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Thời điểm này, nguồn gỗ nguyên liệu đang trở nên khan hiếm, nên ở các trung tâm chế biến gỗ như Bình Dương, các doanh nghiệp tìm về mua gỗ cao su khá nhiều, có doanh nghiệp lên mua tới vài chục ha, trong khi các hộ gia đình trồng rừng cao su phần lớn sở hữu rừng từ 5 đến 7 ha. Chị Hiền than thở: “Năm nay cây giống đắt thì giá gỗ lại cao, còn mọi năm rẻ, khiến cho lãi không được nhiều”.
Không nằm trong cơn lốc bán thanh lý rừng cao su, gia đình chị Nguyễn Thị mai có vẻ như cũng tiếc nuối với giá gỗ hiện tại, khi gia đình chị nhận hợp đồng trồng cây cao su cho công ty, với giá từ 17-18 triệu/1 ha và trồng trên 65 ha, trong đó 50 ha là chưa có sổ, 15 ha đã có sổ, diện tích chưa có sổ đất này là đất xâm canh. 65 ha rừng cao su này đã được cạo hết mủ, và chưa được thanh lý.
Việc trồng rừng cho các công ty tư nhân và cho cả công ty nhà nước mang đến sự ổn định trong thu nhập và sự chủ động cho người trồng rừng, khi họ mất quá nhiều thời gian và chi phí chăm sóc cây trồng. Nhưng ngược lại, khiến chị bỏ lỡ những cơ hội bán thanh lý rừng cây cao su.
GỖ VIỆT số 96
TRẦN TOẢN
- Ý kiến doanh nghiệp: Bắt nguồn từ cạnh tranh nguyên liệu
- Giá gỗ cao su tăng cao: Cần quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro
- Thị trường dăm gỗ Việt Nam: Liên kết để thúc đẩy phát triển
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2017: Đón cơ hội từ Hiệp định FLEGT/VPA
- Cơ hội đạt giá trị xuất khẩu 8 tỉ USD: Lạc quan nhưng cần thận trọng
- Xuất khẩu gỗ có cơ hội đạt 8 tỉ USD
- Sự khác biệt của những làng nghề: Những bài học từ Bình Dương
- Doanh nghiệp gỗ: Giải bài toán tăng năng suất
- VIỆT NAM VÀ EU KÝ TẮT VPA/FLEGT: Thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ
- Làng nghề gỗ và thách thức từ VPA/FLEGT
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu