Sự khác biệt của những làng nghề: Những bài học từ Bình Dương
Là một trong những cái nôi của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, Bình Dương không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong nhiều năm qua, mà còn là điển hình để các Hiệp hội, làng nghề, doanh nghiệp trong cả nước học hỏi mô hình sản xuất, chế biến và quản lý lao động phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu gỗ.
SỰ KHÁC BIỆT TỪ LÀNG NGHỀ
“Kỉ luật lao động ở phía Nam tốt hơn, công nhân làm việc ra làm việc, nghỉ ngơi ra nghỉ ngơi. Ở miền Bắc, dù các doanh nghiệp chế biến gỗ có nhiều cơ chế ràng buộc, nhưng người lao động còn làm việc theo tâm lý mùa vụ. Doanh nghiệp, dù có hợp đồng lao động nhưng vẫn thiếu công nhân, khi phần lớn trong số họ đến mùa vụ là xin nghỉ việc hoặc bỏ việc”, ông Nguyễn Văn Khải, giám đốc Công ty cổ phần La Xuyên Vàng chia sẻ về thực trạng lao động của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ở các làng nghề.
Đó là một trong những vấn đề khiến những người làm quản lý luôn đau đầu khi lực lượng lao động luôn biến động theo thời điểm, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, chế biến gỗ của doanh nghiệp. Một yếu tố khác khiến các doanh nghiệp trong làng nghề miền Bắc khó đạt tới mức phát triển như các doanh nghiệp ở Bình Dương là yếu tố tay nghề, khi đội ngũ công nhân miền Nam có tay nghề phát triển cao hơn, hướng tới những yếu tố thương mại và thị hiếu nhiều hơn miền Bắc, nên các sản phẩm của các doanh nghiệp miền Nam được ưa chuộng hơn tại thị trường nội địa.
Đặc trưng của các làng nghề truyền thống miền Bắc là sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, vì vậy, không khó hiểu khi tính năng động của các doanh nghiệp trong làng nghề thấp hơn các doanh nghiệp chế biến gỗ miền Nam. Và khi muốn hướng tới việc chế biến gỗ xuất khẩu, các doanh nghiệp tại làng nghề miền Bắc gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo ông Khải, các doanh nghiệp làng nghề miền Bắc cũng rất trăn trở, vì nếu chỉ chế biến sản phẩm cho thị trường nội địa thì chưa phát huy được nguồn lực của doanh nghiệp, nhưng chế biến gỗ xuất khẩu thì chủ yếu sang Trung Quốc, vì mẫu mã và thị hiếu thị trường này phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp làng nghề miền Bắc. Dù vậy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại theo đường tiểu ngạch, không bền vững và thiếu an toàn, mặc khắc, Trung Quốc hiện quản lý chặt chẽ hơn và người tiêu dùng hạn chế mua sắm hơn.
Bên cạnh đó, nếu muốn xuất khẩu, các doanh nghiệp làng nghề phải tuân thủ nhiều thứ như tiêu chí lao động, bảo hiểm, môi trường, nguồn gỗ nguyên liệu, và các vấn đề khác như tổ chức sản xuất, kỉ luật sản xuất theo đúng thời hạn...
BÀI HỌC TỪ BÌNH DƯƠNG
Vì sao Bình Dương lại trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu gỗ của cả nước, theo ông Nguyễn Văn Khải, đầu tiên là cơ chế chính sách ở tỉnh tốt hơn, thông thoáng hơn, và các doanh nghiệp ý thức hơn về việc thực hiện các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu và các thói quen thương mại với các đối tác nước ngoài.
Ông Khải phân tích, một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Dương có thể chỉ sản xuất một phần của sản phẩm, và không cần đầu tư quá nhiều. Mặt khác, các khách hàng nước ngoài khi tiếp xúc với các doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn, mỗi khách hàng sẽ có một đơn hàng, họ sẽ tới các doanh nghiệp đặt hàng, doanh nghiệp sở trường về sản phẩm nào đó, họ sẽ đặt hàng. Ở Bình Dương có đủ các sản phẩm, mỗi một đơn vị sẽ sản xuất một mặt hàng chủ yếu, kể cả đồ gỗ mỹ nghệ cũng có. Nhưng ở các doanh nghiệp làng nghề, mọi thứ không như vậy, để làm được như Bình Dương, cần có một doanh nghiệp tiên phong và kéo khách hàng về với các làng nghề, cùng với đó là các cơ chế chính sách thích hợp. Chẳng hạn, khi các doanh nghiệp Bình Dương có đơn hàng, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đi mua hoặc thuê xưởng hết sức dễ dàng, trong khi các doanh nghiệp ở phía Bắc để có mặt bằng, các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian chờ phê duyệt... Vì vậy, để có thể chế biến gỗ xuất khẩu, các doanh nghiệp của làng nghề cần rất nhiều sự đầu tư cả về chính sách, nguồn vốn, ý tưởng và sự năng động để tạo ra sức bật mới cho mình.
GỖ VIỆT số 93
NAM ANH
- Doanh nghiệp gỗ: Giải bài toán tăng năng suất
- VIỆT NAM VÀ EU KÝ TẮT VPA/FLEGT: Thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ
- Làng nghề gỗ và thách thức từ VPA/FLEGT
- Định vị công nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ: Đón Đầu cơ hội phát triển
- Hiệp định lâm nghiệp Châu âu: Mở đường cho các công ty gỗ Việt Nam tiến bước
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm:Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng
- Làng nghề với gỗ hợp pháp Cam kết cho sự phát triển bền vững
- Thương hiệu mạnh bắt nguồn từ gỗ sạch
- Ý kiến chuyên gia: Lòng tin tạo ra hiệu quả
- Liên kết trong ngành gỗ: Tìm lời giải thích hợp cho từng doanh nghiệp
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh